5 Bí mật về " Giảm xóc xe ô tô "

Tác giả: Vương Ngọc Thắng Ngày đăng: 23/10/2020

Giảm xóc xe ô tô là gì ?

Giảm xóc xe ô tô hay còn gọi là phuộc ô tô, tiếng anh giảm xóc có nghĩa là "shock absorber", nó có tác dụng giống như giảm xóc của xe máy. Cấu tạo giảm xóc của ô tô cũng tương tự như giảm xóc xe máy. Giảm xóc ô tô thuộc hệ thống treo của ô tô. Có 2 loại giảm xóc chính trong ô tô hiện nay đó là giảm xóc thủy lực (phổ biến nhất) và giảm xóc bóng hơi (khí nén) Ai cũng từng việc trải qua việc đi xe đạp rồi đi xe máy và sau đó đi ô tô. Bộ phận giảm xóc là bộ phận không thể thiếu được.

Các dấu hiệu hư hỏng của giảm xóc ô tô

Đối với giảm xóc thường

- Giảm xóc xe ô tô bị chảy dầu

- Khi đi vào các đường xóc thường nghe thấy tiếng "kịch kịch"

- Bộ phận tăm bông bị hỏng

- Cao su 2 đầu giảm xóc bị hỏng

Các dấu hiệu hư hỏng giảm xóc bóng hơi

- Trên bảng đồng hồ taplo hiện chữ "Stop! Vehicle too low "

- Bạn thấy xe bị hạ thấp trọng tâm xuống đặc biệt nhất là chỗ giảm xóc

Ưu điểm và nhược của giảm xóc bóng hơi và giảm xóc thường

Đa số các dòng xe hạng trung và dòng xe bình dân đều sử dụng hệ thống giảm xóc thường do giá thành của chúng tương đối rẻ nhưng ngược lại khả năng giảm xóc, êm khi đi vào những vị trí ghồ ghề kém hơn rất nhiều so với giảm xóc bóng hơi. Do hệ thống treo bằng khí nén nên khả năng giảm rung, giật tốt hơn nhưng do giá thành khá đắt nên nó thường được bố trí trên các dòng xe sang. Chính vì vậy khi bạn đi những dòng xe sang như Mercedes S500, S600 cảm giác như lướt xe trên đường dù đi vào chỗ xóc.

Có sửa giảm xóc xe ô tô không ?

Giảm xóc xe ô tô dù có sửa được hay không thì chúng tôi khuyên bạn không nên sửa vì giảm xóc thường là dạng xy lanh thủy lực nên nếu sửa chữa không bảo đảm sẽ lại bị chảy dầu trở lại và hư hỏng. Còn đối với giảm xóc bóng hơi khi đã hư hỏng bạn nên thay thế giảm xóc mới vì giảm xóc bóng hơi đòi hỏi độ kín rất lớn chỉ cần hở 1 vị trí thì giảm xóc bóng hơi sẽ bị thụt xuống rất nhanh và gây nguy hiểm khi lái xe.

Các bộ phận giảm xóc xe ô tô

Đối với 2 loại giảm xóc trên thì có cấu tạo và bộ phận khác nhau:

  • bảo dưỡng giảm xóc xe ô tô
  • cao su giảm chấn giảm sóc xe ô tô
  • cao su giảm chấn giảm sóc xe ô tô jinke
  • hệ thống giảm xóc xe ô tô

Cấu tạo giảm xóc ô tô

Một chiếc xe không được trang bị hệ thống giảm xóc tốt đã đủ để chúng ta ngán ngẩm.  Vậy, thật khó tưởng tưởng sự khó chịu sẽ nhiều như thế nào nếu bạn ngồi trên một chiếc xe không được trang bị bất cứ hệ thống giảm xóc nào. Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu tạo giảm xóc ô tô.

Không phải ngẫu nhiên mà giảm xóc trở thành một trong những bộ phận không thể thiếu khi thiết kế ô tô. Bạn nhìn bằng mắt thường thất đường rất bằng phẳng nhưng trên thực tế, các điểm trên mặt đường luôn có sự chênh lệch nhất định về cao độ, khiến điểm tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường không đồng đều. Bên cạnh đó, chiếc xe luôn phải chuyển  hướng thường xuyên trong quá trình di chuyển, kéo theo những dao động lớn từ bánh xe lên thân xe và người ngồi trên ô tô.

Mặc dù, các mẫu xe đã được thiết kế tới 4 lò xo ở 4 bánh xe giúp giảm những tác động trên nhưng dao động của lò xo sẽ bị triệt tiêu trong quá trình di chuyển, chưa kịp triệt tiêu những dao động cũ thì đã có dao động mới, khiến người ngồi trên xe cảm nhận được độ nảy người nhất định, gây ra những nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông.
Do đó, giảm xóc ô tô (phuộc nhúm, ống nhún) chính là bộ phận vô cùng quan trọng được thiết kế để giúp giảm thiểu dao động một cách tối đa.

Giảm xóc ô tô loại 2 ống

Giảm xóc loại 2 ống được ứng dụng phổ biến trên các dòng xe con với cấu tạo chi tiết gồm:
– Ống 1 trên cùng, 2 van tiết lưu đóng mở nghịch nhau dưới đáy.
– Ống 2, ống chân không bao ống 1 (Đây là bộ phận bổ sung thể tích thừa do dầu tràn từ ống 1 ra ngoài ống 2).
– Ống bảo vệ ngoài cùng.
– Piston và trục piston có 2 van tiết lưu đóng mở nghịch nhau.

Ưu điểm giảm xóc ô tô loại 2 ống

Giá thành rẻ, tuổi thọ kéo dài, giảm dao động tốt

Nhược điểm giảm xóc ô tô loại 2 ống

Dễ rò rỉ dầu qua các khe chuyển động, yêu cầu việc lắp ráp phải chính xác tuyệt đối

Giảm xóc ô tô ống nhún loại 1 ống

Cấu tạo giảm xóc ô tô loại ống nhún 1 ống gồm

– 1 ống dầu
– Buồng dầu và buồng hơi
– Piston

Ưu điểm giảm xóc ống nhún loại 1 ống

– Dập tắt dao động tốt hơn so với loại 2 ống
– Hạn chế sủi bọt của dầu, tăng tuổi thọ của dầu
– Dầu và giảm xóc được làm mát nhanh hơn do không bị lớp áo dầu bao bọc bên ngoài

Nhược điểm giảm xóc ống nhún loại 1 ống

Giá thành đắt hơn so với loại giảm xóc 2 ống

Giảm xóc ô tô ống nhún loại 2 ống với hơi áp lực

Ống nhún Dầu – Khí là sự kết hợp giữa loại 2 ống và 1 ống, vì vậy, giảm xóc ô tô loại này có những điểm tối ưu hơn.
 Lỗ cố định ống nhún phía trên cùng
– Ống bảo vệ bọc bên ngoài
– Trục piston nối với piston van 2 chiều
– Buồng chưa hơi dầu được cách ly với buồng hơi áp lực thông qua piston

Ưu điểm giảm xóc ô tô loại 2 ống với hơi áp lực

– Giúp dập tắt dao động nhanh chóng
– Phù hợp với các dòng xe bán tải, địa hình

Nhược điểm giảm xóc ô tô loại 2 ống với hơi áp lực

– Yêu cầu chế tạo chính xác cao
– Bảo dưỡng gắt gao, thường xuyên

Giảm xóc ô tô Vario

Có kết cấu tương tự như giảm xóc loại 2 ống, giảm xóc Vario có khả năng thích nghi với tình trạng dằng xóc khác nhau để thay đổi đặc tính giảm chấn.

Cấu tạo giảm xóc ô tô Vario 

Khi xe chở tải trọng nhẹ, piston sẽ nằm ở vùng trên của ống dầu để tạo điều kiện cho dầu di chuyển xuống vùng dưới một cách dễ dàng. Trong khi đó, nếu xe chở tải trọng nặng, vị trí của piston sẽ di chuyển xuống thấp, dầu sẽ không dễ dàng di chuyển xuống phía dưới, chúng bắt buộc phải chảy qua van tiết lưu. Chính trở lực này giúp dập tắt dao động của giảm xóc.

Giảm xóc bóng hơi

Cấu tạo giảm xóc bóng hơi bao gồm một ống khí nén, vỏ lò xo khí, trục ống nhún và van tiết dầu, khoang chứa dầu.

Cấu tạo giảm xóc bóng hơi – Ống nhún hơi

Giảm xóc bóng hơi hoạt động dựa trên nguyên lý, khí nén được dẫn vào dưới 1 áp lực có thể điều khiển được, theo đó, tùy thuộc theo độ áp lực khí nén mà độ bóng hơi cũng có thể dễ dàng thay đổi, giúp khử dao động một cách tối đa. Tuy nhiên, bóng hơi chỉ hoạt động khi máy nổ, nếu vô tình tắt máy ở những chỗ gò cao, xe sẽ hạ xuống và có nguy cơ hư vỏ hoặc các bộ phận khác.

Giảm xóc khí nén - thủy lực

Là tổng thể của lò xo đàn hồi có giảm chấn và bóng hơi giảm xóc thủy lực. Phần bóng hơi được bảo vệ bằng một lớp màng cao su đặc biệt có xen kẽ các lõi théo và dù.
Giảm xóc ô tô khí nén - thủy lực được ứng dụng phổ biến trên nhiều dòng ô tô

Ưu điểm giảm xóc khí nén - thủy lực

Tài xế có thể tự điều chỉnh van điều khiển sao cho phù hợp với tải trọng và đường xá.

Nhược điểm giảm xóc khí nén - thủy lực

Loại giảm xóc ô tô này là giá thành cao bởi tích hợp hệ thống nén khí, vận hành phức tạp,…, chủ yếu được trang bị trên xe con và xe hạng trung.

Cấu tạo giảm xóc ô tô ngày càng tiên tiến, hiện đại, đa dạng chủng loại nên có nhiều sự lựa chọn và đáp ứng được nhu cầu sử dụng, giá tiền. Vì vậy, tùy thuộc theo dòng xe bạn đang đi, bạn có thể lựa chọn mẫu giảm xóc phù hợp, giúp chiếc xe vận hành êm ái hơn.

Bộ giảm xóc gặp trục trặc không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm lái xe, mà còn gây hại cho nhiều bộ phận khác trên xe.

Giảm xóc xe ô tô là một tong những bộ phận quan trọng trong hệ thống treo. Với chức năng giữ cân đối và ổn định xe khi di chuyển trên những cung đường xấu, nhiều “ổ gà, ổ voi” thay vì cảm giác xóc, gập ghềnh, nhờ có bộ giảm xóc người ngồi trên xe sẽ có cảm giác rất thoải mái.

Bộ giảm xóc xe ô tô có tuổi thọ bao lâu?

Tùy vào từng loại xe và tính chất công việc của mỗi loại xe, sẽ có những mốc thay thế bảo dưỡng bộ giảm xóc trong một khoảng thời gian nhất định. Theo các chuyên gia đầu ngành về ô tô, con số lý tưởng để tiến hành kiểm tra, thay thế, bảo dưỡng bộ giảm xóc ô tô từ 48.000 đến 64.000km, khi vượt quá con số ấy, bộ giảm xóc có dấu hiệu yếu dần khi hoạt động.

Tiến hành kiểm tra, thay thế, bảo dưỡng bộ giảm xóc từ 48.000 đến 64.000km

Đối với những loại xe thường xuyên phải di chuyển, nhưng di chuyển trên những địa hình bằng phẳng, không gập ghềnh, thuộc cung đường dễ đi, ít phương tiện đi lại thì khoảng 140.000km chúng ta tiến hành thay thế, hoặc bảo dưỡng một lần.

Tuy nhiên, đối với những loại xe thường xuyên phải di chuyển trên những cung đường đồi núi, gập ghềnh, không bằng phẳng, thì thời điểm thích hợp nhất để tiến hành thay thế và bảo dưỡng bộ giảm xóc 80.000km.

Những dấu hiệu cần thay bộ giảm xóc xe ô tô

Bộ giảm xóc ô tô ảnh hưởng lớn đến toàn bộ trải nghiệm người ngồi xe cũng như sự vận hành của xe nói chung. Các dấu hiệu cho thấy bộ giảm xóc ô tô gặp vấn đề cần thay ngay. Không phải lúc nào bộ phận giảm xóc nào cũng đến ngưỡng tuổi thọ như trên mới hư hỏng.

Trên thực tế, trong quá trình vận hành xe, nếu cảm thấy bộ giảm xóc xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn nên thay thế ngay. Đầu xe bị nhún mạnh khi phanh gấp: Khi gặp hiện tượng như thế, bạn cần phải kiểm tra ngay lại bộ giảm xóc. Vì khi đầu xe bị nhúng khi phanh gấp có thể giảm khả năng kiểm soát tay lái của người sử dụng xe và gây nguy hiểm cho chính bản thân cũng nhưng những người xung quanh.

Xe bị trượt và chệch hướng: Một cơn gió nhẹ cũng khiến xe bạn mất cân bằng và chệch hướng. Vậy đây cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thay bộ giảm xóc mới. Xe bị lắc lư, rung mạnh: Vai trò bộ giảm xóc là hấp thụ lực, các dao động, rung hoặc xóc.

Nhưng nếu bạn cảm nhận được rõ các rung động truyền đến tay lái rõ rệt, hoặc nếu xe bạn bị lăc lư mạnh hơn bình thường khi đi trên đoạn đường nhiều ổ gà, thì bạn nên cân nhắc nguyên nhân ở đây là do bộ giảm xóc.

Lốp mòn không đều cũng là dấu hiệu cho bộ giảm xóc gặp vấn đề. Lốp bị mòn không đều: Khi đến kỳ kiểm tra lốp mà bạn nhận thấy rằng lốp xe của bạn mòn không đều, thì bạn cần xem xét lại bộ giảm xóc. Bởi vì các lốp mòn không đều chứng tỏ là khả năng bám đường của xe đang gặp vấn đề.
Một khi đã là máy móc, chỉ cần hoạt động một thời gian nhất định sẽ có hiện tượng hao mòn, bộ giảm xóc cũng tương tự. Trong kết cấu của bộ phận giảm xóc thì phuộc là chi tiết dễ bị hỏng hóc và thay thế nhất, còn các chi tiết khác như nhíp, lò xo và thanh xoắn rất ít khi phải thay.

Chảy dầu và phát ra tiếng kêu. Hiện tượng chảy dầu giảm xóc xe ô tô là cách nhận biết thông thường và phổ biến nhất, nó cho thấy bộ phận giảm xóc xe của bạn đã đến lúc cần phải thay thế. Khi xe chạy qua những cung đường xấu, có nhiều ổ gà, phát hiện thấy có tiếng kêu lộc cộc và có cảm giác nảy. Đó là dấu hiệu cho bạn biết giảm xóc xe của bạn đã bị hở phớt và chảy dầu ty thủy lực, bạn cần tiến hành thay phớt để dầu không bị chảy ra ngoài nữa. Giảm xóc chảy dầu là dấu hiệu nhận biết bộ giảm xóc gặp vấn đề. Trong quá trình vận hành xe, bạn phát hiện ra có tiếng kêu cót két. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống giảm xóc xe đã có vấn đề. Cụ thể hơn lúc này xe của bạn đã gặp một trong những tình trạng như ống giảm xóc đã bị méo, ống lò xo đã bị rỉ, cọ sát vào ống bọc và thân xilanh. Thậm chí bạc trước có thể đã mòn, khô dầu hoặc ty thủy lực đã bị cong do va chạm mạnh hoặc rung chấn mạnh, dẫn đến tình trạng giảm xóc bị suy yếu và có vấn đề cần phải thay thế, sửa chữa.

Độ đàn hồi không còn. Khi đang di chuyển trên đường, bạn phanh gấp lại sẽ thấy hiện tượng đầu xe bị nhún mạnh. Khi xe đang lưu thông trên đường, người lái xe cảm thấy xe lắc lư, gập ghềnh. Các dấu hiệu này cho thấy cần phải cho xe đi kiểm tra để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe. Bình thường khi đang xe lưu thông trên đường mà bạn phanh gấp, giảm xóc sẽ chỉ dằn một cái rồi lại êm ngay, nhưng khi bộ giảm xóc đã yếu nó sẽ có những dấu hiệu trên. Bởi theo kinh nghiệm lái xe lâu năm của các chủ xe “bộ phận giảm xóc có nhiệm vụ dập tắt dao động khi xe bị xóc, chứ không phải xe sẽ không bị dằn xóc”.
Phuộc không đàn hồi hoặc đàn hồi kém
Tay lái bị rung. Ngoài ra, khi đang lái xe bạn cảm thấy tay lái bị rung. Dấu hiệu này bạn sẽ cảm nhận thấy rõ nhất khi đang lái xe với tốc độ cao, điều này rất nguy hiểm. Sở dĩ có dấu hiệu này là vì, khi bộ giảm xóc đã bị hao mòn, và yếu đi, lúc này độ bám vào đường giảm, làm cho tay lái bị rung mạnh.

Bộ giảm xóc hư hỏng từ bên trong, khiến cho xe chạy không được êm dịu nữa, khi nhún xuống rất cứng hoặc chiều lên quá cứng, khi xe chạy hất lên bạn sẽ thấy cảm giác quá cứng. Kiểm tra cục cao su tâm bông giảm hành trình cây nhún, khi kiểm tra phát hiện đã mất cây tâm bông, điều này cũng phản ánh phần nào tình trạng cây nhún hiện tại xe của bạn.
Cao su tâm bông giảm nhún bị mòn. Giải pháp sửa chữa và thay thế bộ giảm xóc ô tô
Như đã nói ở trên, khi bộ phận giảm xóc xe ô tô có dấu hiệu dầu bị rò rỉ, có nghĩa là nó đã bị hỏng. Nhưng không có nghĩa là nó hỏng ngay, bạn vẫn có thể sử dụng được một vài tháng nữa, cho đến lúc khi xe đang lưu thông trên đường, có tiếng kêu dội lên khoang hành khách. Chính vì thế, đôi khi các chủ xe chọn phương pháp, sửa giảm xóc ô tô mà không thay mới hoàn toàn. Bởi khi sửa hay phục hồi phuộc chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều so với thay thế và mua mới hoàn toàn.

Khi bạn nhận thấy có những dấu hiệu hư hỏng, bạn cần đưa xe đến những gara uy tín để tiến hành kiểm tra, trước khi quyết định có nên thay thế hay không? Ngoài ra, có một cách khác nữa để tiết kiệm chi phí, đó chính là bạn có thể tự mua giảm xóc xe ô tô tại các cửa hàng, đại lý chuyên cung cấp phụ tùng ô tô uy tín để tránh rơi vào tình trạng tiền mất, tật mang không mong muốn.

Việc bộ giảm xóc có hiện tượng chảy dầu là do quá trình hoạt động lâu ngày, liên tiếp, dẫn tới tình tạng quá tải làm rút ngắn tuổi thọ của phuộc. Một số lái xe mới vào nghề thắc mắc không biết làm thế nào để gia tăng tuổi thọ cho phuộc, nhưng với những bác lái xe đã già dặn kinh nghiệm thường dùng sản phẩm hỗ trợ để gia tăng tuổi thọ cho bộ giảm xóc

Có nên sửa chữa giảm xóc ô tô, phục hồi giảm sóc hay không?

Khi tiến hành sửa chữa, phục hồi bộ giảm xóc (chủ yếu là phục hồi phuộc) tại các gara, người thợ sẽ tháo giảm xóc và kiểm tra phớt chắn dầu có bị chảy hay không? Nếu chảy họ sẽ tiến hành thay phớt. Kiểm tra ty giảm xóc có xước không? Ấn xuống để kiểm tra độ nhún, lúc này bạn thấy độ đàn hồi của nó trở về quá chậm hoặc quá nhanh. 

Một bộ giảm xóc còn dùng được thường khi ấn xuống sẽ trở về trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 giây. Sau khi đã tiến hành các bước trên, thợ sẽ đổ dầu vào trong ống thủy lực, sau đó lắp lại lên xe. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp giải quyết tạm thời. Nếu có điều kiện, lý tưởng nhất bạn nên thay thế mới hoàn toàn, để đảm bảo độ bền và kéo dài thời gian tuổi thọ cho hệ thống gầm xe.

Những biện pháp xử lý những lỗi giảm xóc ô tô

Để xử lý những vấn đề của giảm xóc ô tô, thường có 2 biện pháp chính :
-    PP1: Phục hồi giảm xóc ô tô
-    PP2: Thay thế
PP1: Xử lý những lỗi giảm xóc ô tô bằng cách phục hồi giảm xóc
Ưu điểm:
+ Tiết kiệm chi phí: giảm xóc của ô tô là áp dụng của việc phục hồi giảm xóc thì giá thành sẽ rẻ hơn nhiều so với thay thế giảm xóc mới.
+ Tiết kiệm thời gian
+ Tránh được tình trạng mua phải giảm xóc chất lượng kém, không rõ xuất xứ, nguồn gốc.
 Nhược điểm:
+ Không thể kéo dài được tuổi thọ của giảm xóc xe ô tô. Nếu bạn di chuyển thường xuyên cần thay thế mới.
PP2: Thay thế giảm xóc
Ưu điểm
+ Độ bền cao
Nhược điểm:
+ Tốn nhiều chi phí hơn
Với những ưu nhược điểm trên, tùy từng nhu cầu của bạn cũng như tình trạng của xe mà bạn chọn lựa phương pháp phù hợp nhất.

Tác dụng khi lắp thêm bộ đệm giảm chấn, giảm xóc

Bộ đệm giảm chấn giảm xóc giúp bảo vệ phuộc tốt nhất tính đến thời điểm này. Với cấu tạo đặc biệt, khi được gắn kết với lò xo bộ lực sẽ làm giảm bớt lực tác động từ bánh xe thông qua lò so và ảnh hưởng trự tiếp đến thân xe. Với phương thức hoạt động như vậy, bộ đệm đã chia bớt lực tác động với lò xo, có tác dụng làm giảm bớt độ dao động tự do của lực đàn hồi, nên phuộc sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Khi lái ô tô, nên giảm cự ly hãm phanh trong trường hợp phanh gấp nếu đang chạy với tốc độ cao. Tránh nghiêng xe khi vào cua với tốc độ cao nhờ vào tác động giữ vững trọng tâm cho xe.

Bạn đang xem: 5 Bí mật về " Giảm xóc xe ô tô "
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý