Bầu trợ lực chân không

Tác giả: Khang Thế Ngày đăng: 19/01/2024

Bầu trợ lực chân không là gì?

Bầu trợ lực chân không hay còn gọi là bầu trợ lực phanh chân không là một thành phần quan trọng trong hệ thống phanh của xe ô tô. Nhiệm vụ chính của bầu trợ lực phanh là giúp lái xe dễ dàng hơn khi sử dụng phanh và không tốn nhiều sức, đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp.

Cấu tạo của bầu trợ lực chân không

Cấu tạo của bầu trợ lực chân không bao gôm các bộ phận chính như sau: van điều khiển, buồng áp suất ( buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi), lò xo, piston trợ lực,... Vị trí của bầu trợ lực chân không thường được lắp đặt giữa bàn đạp và xy lanh tổng.

Nguyên lý hoạt động bầu trợ lực chân không

  Bầu trợ lực phanh hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng áp suất chân không hoặc áp suất thấp từ hệ thống phanh để tạo ra lực trợ giúp người lái khi đạp phanh mà không cần tốn nhiều sức.

  Khi hệ thống phanh không hoạt động, van không khí kết nối với cần điều khiển và bị lò xo hồi vị của van kéo về bên phải. Do đó, van điều khiển bị lò xo đẩy sang phía bên trái, chặn không khí bên ngoài không vào được buồng áp suất biến đổi.

  Van chân không không tách khỏi van điều chỉnh, tạo ra một lối thông giữa lỗ A và lỗ B, duy trì chân không trong buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi. Lò xo màng ngăn đẩy piston sang phải.

  Khi áp dụng phanh, cần điều khiển van đẩy không khí sang bên trái, đồng thời lò xo van điều chỉnh đẩy van không khí sang trái cho đến khi tiếp xúc với van chân không. Điều này đóng kín lối thông giữa lỗ A và lỗ B.

  Van không khí tiếp tục di chuyển sang trái, cho phép không khí bên ngoài nhập vào buồng áp suất biến đổi sau khi đi qua lưới lọc. Sự chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất biến đổi và buồng áp suất không đổi tạo ra một lực nén lò xo được khuếch đại, tăng áp lực piston và hỗ trợ quá trình phanh.

   Khi giữ phanh ở mức độ nhẹ, cần điều khiển van và van không khí không di chuyển hẳn sang trái, nhưng piston vẫn được đẩy sang trái. Điều này làm cho không khí bên ngoài không thể nhập vào buồng áp suất biến đổi, duy trì áp suất ổn định trong buồng này. Tích này giữ cho piston ngừng di chuyển, duy trì lực phanh.

Những dấu hiệu cho thấy bầu trợ lực chân không hư hỏng

-Phanh chân nặng, mất trợ lực phanh: khi bầu trợ lực chân không hoạt động bình thường thì đạp pahnh dẽ dàng và nhẹ. Ngược lại khi bị hỏng thì đạp phanh nặng và khó khăn.

-Bàn đạp phanh có thể nằm ở mức độ cao hoặc thấp hơn so với trạng thái bình thường, điều này là một dấu hiệu phổ biến của lỗi trợ lực phanh. Điều này đồng nghĩa với việc khiến lái xe phải điều chỉnh độ cao của chân khi đạp phanh, đôi khi là hạ thấp hoặc nâng cao chân.

-Khi đạp phanh xe bị rung, giật nếu màng ngăn trong cấu trúc bầu trợ lực chân không bị hở, không khí có thể xâm nhập vào buồng áp suất. Hậu quả của tình trạng này thường là xe sẽ trở nên khó kiểm soát, gặp khó khăn, giật mình hoặc rung lắc khi thực hiện thao tác đạp phanh.

-Tốc độ động cơ không ổn định do không khí xâm nhập vào buồng áp suất. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến các vấn đề trục trặc với động cơ và tạo ra sự không ổn định trong tốc độ động cơ.

Cách sử dụng hiệu quả bầu trợ lực chân không

   Trong quá trình hoạt động, hệ thống phanh phải đối mặt với áp lực và nhiệt độ cao do lực ma sát tạo ra. Điều này có thể gây ra các vấn đề hỏng hóc, đòi hỏi sự chăm sóc và bảo dưỡng đều đặn để đảm bảo an toàn khi lái xe.

  Trong quá trình lái xe, lái xe cần phải phân chia rõ công việc giữa hệ thống phanh và lái xe để đạt được sự kết hợp lý tưởng giữa bánh xe và mặt đường. Việc thực hiện cả hai tác vụ cùng một lúc có thể dẫn đến trượt và mất khả năng kiểm soát hướng đi, ảnh hưởng đến khả năng giảm tốc độ. Sự phân tách giữa hoạt động phanh và lái xe cũng có lợi ích bổ sung bằng cách gia tăng tuổi thọ và hiệu suất của hệ thống bầu trợ lực chân không.

Hướng dẫn quy trình các bước thay bầu trợ lực chân không

Bước 1: tắt động cơ xe đạp phanh nhiều lần để không khí có thể xâm nhập vào buồng chân không, sau đó bật động cơ đạp phanh kiểm tra lại.

Bước 2:sửa dụng cụ tháo bầu trợ lực chân không, tháo đường dẫn dầu và bàn đạp phanh.

Bước 3: Lắp bầu trợ lực chân không mới vào vách ngăn.

Bước 5: Gắn lại các bộ phận đã tháo ra vào lại vị trí cũ.

Bước 6: Xả gió xi lanh chính.

Kết luận 

Nếu bạn nghi ngờ có vấn đề với bầu trợ lực phanh của xe ô tô, nên đưa xe đến một trung tâm dịch vụ ô tô để được kiểm tra và sửa chữa. Điều này sẽ giữ cho hệ thống phanh hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn khi lái xe.

 

Bạn đang xem: Bầu trợ lực chân không
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý