BẦU TRỢ LỰC PHANH LÀ GÌ ? CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẦU TRỢ LỰC PHANH

Tác giả: Khang Thế Ngày đăng: 24/07/2021

Các loại bầu trợ lực phanh

  1. Bình dầu phanh
  2. Bầu trợ lực
  3. Bàn đạp
  4. Đường ống phanh

Trước đây, đa số các xe con được trang bị phanh tang trống nên việc trợ lực thực sự không cần thiết do bản thân phanh tang trống đã có sự trợ lực nhờ có cơ cấu kẹp hình nêm. Ngày nay, hầu hết các xe du lịch đều có ít nhất 2 bánh trước có phanh đĩa nên thực sự cần trợ lực. Hệ thống trợ lực có thể là cơ cấu cơ khí hoặc cơ cấu trợ lực chân không. Ngày nay đa số đều sử dụng cơ cấu trợ lực chân không.

Các xe ô tô sử dụng các loại bâu trợ lực chân không sau:

  1.  Loại đơn
  2.  Loại kép
  3.  Loại tỉ số 2

Bầu trợ lực phanh là gì ?

Bầu trợ lực phanh là một bình bằng thép có màng ngăn và các van. Một bên màng ngăn nối với cần piston tổng phanh, bên còn lại nối với thanh đẩy của chân phanh. Bầu trợ lực sẽ trợ lực phanh bằng áp suất chân không, nó được thiết kế chỉ trợ lực một phần cho lái xe. Đây là lí do an toàn, khi mất trợ lực lái xe vẫn có thể dùng chân để đạp phanh. Đối với động cơ xăng, nguồn chân không lấy từ cổ nạp, đối với động cơ diesel, phải trang bị một bơm chân không riêng để tạo nguồn chân không.

Nguồn chân không được nối đến và tạo áp suất chân không trong cả hai khoang của bầu trợ lực. Khi đạp phanh cần đẩy sẽ mở van nối giữa khoang bên cần đẩy thông với bên ngoài nên khoang này có áp suất không khí và đóng van chân không nối đến khoang này. Khoang bên piston sẽ vẫn còn áp suất chân không nên tạo trơ lực kéo màng đồng thời đẩy piston theo hướng đẩy của lái xe. Khi nhả chân phanh thì sẽ đóng van thông với bên ngoài đồng thời mở van chân không sẽ tạo áp suất chân không bên trong khoang bên cần đẩy cho phép mọi chi tiết trở lại vị trí ban đầu.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bầu trợ lực phanh

Van một chiều: được nối trên đường ống chân không đến bầu trợ lực chỉ cho phép không khí đi từ bầu trợ lực ra ngoài. Nếu động cơ ngừng hoạt động hoặc áp suất chân không yếu, van một chiều đảm bảo áp suất chân không trong bầy trợ lực vẫn được duy trì. Van này rất quan trọng vì nếu động cơ bị chết máy thì nhờ có van này mà bầu trợ lực vẫn có thể trợ lực trong nhiều lần đạp. Van một chiều là chi tiết đầu tiên phải kiểm tra nếu hệ thống phanh hoạt động bất thường.

Công tắc chân không: được lắp ở bầu trợ lực trên xe trang bị động cơ diesel, khi áp suất chân không vượt qua ngưỡng nào đó thì công tắc sẽ bật sáng đèn cảnh báo trên bảng táp lô.

Khi lắp ráp cần phải đo chiều dài của cần đẩy và hiệu chỉnh lại đúng với tiêu chuẩn.

Bầu trợ lực sẽ nhân lực đạp phanh của lái xe lên cao hơn khi đạp phanh để giảm sức đạp của lái xe. Trong đa số các loại xe, bầu trợ lực được lắp cùng với tổng phanh thành một cụm chi tiết. Áp suất chân không bên trong bầu trợ lực vào khoảng 0,5 đến 0,9 bar tùy thuộc vào từng loại xe và điều kiện cụ thể.

Các van trong bầu trợ lực phanh

Van dùng đều điều khiển áp suất bên trong khoang làm việc. Khi bình thường  van bịt kín đường thông với không khí và mở đường thông với khoang chân không. Khi đạp phanh thì ngược lại mở đường thông với không khí và đóng đường thông với khoang chân không.
 

Bạn đang xem: BẦU TRỢ LỰC PHANH LÀ GÌ ? CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẦU TRỢ LỰC PHANH
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý