BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG ĐÔI
“Biển báo hiệu đường đôi là gì?” đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ người tham gia giao thông. Đối diện với loại biển báo này, nhiều người vẫn còn băn khoăn khi di chuyển trên đường. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về biển báo hiệu đường đôi, để tránh mắc những sai lầm khi tham gia giao thông.
Đường Đôi Là Gì ?
Theo thông tư số 31/2019/TT-BGTVT về đường đôi, định nghĩa đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa (trường hợp phân biệt đường bằng vạch sơn thì không phải). Dải phân cách có thể là dải phân cách bê tông, hộ lan, bó vỉa hoặc các loại vật liệu khác có khả năng ngăn cách chiều đi và chiều về của xe.
(hình ảnh minh họa đường đôi)
Đường đôi có nhiều ưu điểm so với đường 1 chiều, cụ thể là:
- Tăng khả năng lưu thông, giúp giảm ùn tắc giao thông.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện di chuyển theo chiều ngược nhau.
- Đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn.
Tuy nhiên, khi lưu thông trên đường đôi, người điều khiển phương tiện cần lưu ý một số quy định sau:
- Không được lấn làn đường, đi vào làn đường dành cho chiều ngược lại.
- Không được vượt xe trái phép, vượt xe khi chưa đủ điều kiện an toàn.
- Khi gặp chướng ngại vật trên đường, phải giảm tốc độ và xử lý kịp thời.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện cũng cần tuân thủ các quy định về tốc độ, tín hiệu giao thông và các biển báo hiệu đường bộ.
Các Loại Biển Báo Hiệu Đường Đôi
- Biển báo số hiệu W.235 “Biển báo hiệu bắt đầu đường đôi”
Để báo hiệu đoạn đường phía trước là đường đôi, phải đặt biển báo hiệu W.235 “Biển báo đường đôi”. Biển báo này được lắp đặt để thông báo cho người lái biết sắp phải điều khiển phương tiện đi đến đoạn đường hai chiều có dải phân cách ở giữa. Biển có đặc điểm:
- Biển hình tam giác, nền vàng, viền màu đỏ, ở giữa là kí hiệu đường đôi màu đen.
(hình ảnh minh họa về biển báo hiệu bắt đầu đường đôi)
Biển báo này được lắp đặt ở đầu đoạn đường, nơi người lái xe dễ quan sát nhất. Việc lắp đặt biển báo này nhằm đảm bảo người lái xe kịp thời điều chỉnh tốc độ và làn đường di chuyển khi tham gia lưu thông trên đường đôi, góp phần giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
- Biển báo số hiệu W.236 “Biển báo kết thúc đường đôi”.
Để báo hiệu đoạn đường phía trước là đường đôi, phải đặt biển báo hiệu W.235 “Biển báo đường đôi”. Biển báo này được lắp đặt để thông báo cho người lái biết sắp kết thúc đoạn đường hai chiều có dải phân cách ở giữa. Biển có đặc điểm:
- Biển hình tam giác, nền vàng, viền màu đỏ, ở giữa là kí hiệu kết thúc đường đôi màu đen.
(hình ảnh minh họa của biển báo hiệu kết thúc đường đôi)
Biển W.236 tương tự với biển W.235, đều được đặt ở vị trí dễ quan sát để người lái thuận lợi cho người quan sát để điều khiển phương tiện đúng quy định.
Một Số Lưu Ý Khi Tham Gia Giao Thông Trên Đường Đôi
Quy định về tốc độ khi lưu thông trên đường đôi
Khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường, tốc độ di chuyển là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự an toàn của người lái và những người xung quanh. Ở từng khu vực, người lái xe cần tuân thủ đúng tốc độ tối đa được cho phép ở khu vực đó, tránh trường hợp điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định.
Tốc độ được cho phép khi phương tiện đi trong đường đôi là bao nhiêu?
- Trong khu vực đông dân cư:
Theo điều 6 và điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, tốc độ tối đa được phép lưu thông đối với các phương tiện tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư trên đường đôi được quy định cụ thể như sau:
- Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy và các loại xe tương tự không được phép vượt quá 40 km/h.
- Đối với xe cơ giới, tốc độ tối đa không được phép vượt quá 60 km/h.
- Khu vực thưa dân cư:
Theo điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, quy định tốc độ tối đa xe cơ giới được phép di chuyển khi tham gia giao thông trên đường đôi ở khu vực thưa dân cư như sau:
- Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn không được chạy quá 90km/h.
- Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc) chỉ được phép chạy tối đa 80km/h.
- Xe ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông) tốc độ tối đa không được vượt quá 70km/h.
- Xe ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc tốc độ không được phép vượt quá 60km/h.
Để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh, người tham gia giao thông cần hiểu biết và nắm rõ những điều luật và quy định liên quan.
Lưu ý khi di chuyển trên đường đôi
Đường đôi có xác định làn đường cho từng loại xe: xe đạp, xe máy và làn cho xe ô tô. Vì vậy, để tránh vi phạm luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện chỉ được phép điều khiển xe trên một làn đường nhất định.
Theo Luật an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy được phép di chuyển ở bất cứ làn đường nào trên đường đôi. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh thì người điều khiển phương tiện với tốc độ thấp hơn nên đi về phía bên phải của đường đôi.
Nếu có nhu cầu chuyển làn, người điều khiển phương tiện giao thông cần bật xi nhan trước khi chuyển làn nhằm thông báo với những người chạy phía sau, điều này giúp họ có thể nhìn thấy để nhường đường, tránh va chạm dẫn đến tai nạn giao thông. Nhưng phải lưu ý thời gian bật xi nhan để người đi đằng sau có thể kịp thời xử lý.
Việc tuân thủ các biển báo đường đôi là trách nhiệm của mỗi người tham gia giao thông. Hãy nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông để cùng nhau xây dựng một môi trường giao thông an toàn.