Các hư hỏng thường gặp của ly hợp ô tô, hướng dẫn tháo lắp ly hợp, bảo dưỡng ly hợp
Quy trình tháo lắp ly hợp
Quy trình tháo ly hợp
* Tháo từ trên xe xuống:
- Tháo trục Trục các đăng, phanh tay, dây công tơ mét, dây nối công tắc đèn phanh và các bộ phận có lyên quan. Tháo hộp số, cơ cấu điều khiển, đĩa ép và đĩa ma sát.
* Tháo rời các chi tiết:
- Tháo đai ốc điều chỉnh cần bẩy ly hợp, lấy vỏ đĩa ép ra, lò xo ép.
- Tháo các chốt cần bẩy.
- Tháo và nhận dạng bộ phận. cần bẩy ly hợp, đĩa ép, đĩa ma sát, cơ cấu điều khiển.
- Làm sạch và vô mỡ các lỗ, chốt cần bẩy, cơ cấu điều khiển cơ khí.
- Lắp, vặn chặt các bộ phận:
Quy trình lắp ly hợp: ngược lại với quy trình tháo
Một số hiện tượng và hư hỏng thường gặp của ly hợp trên ô tô
a. Ly hợp bị trượt: Khi người lái thôi tác dụng lực vào bàn đạp và tăng ga nhưng xe tăng tốc chậm có mùi khét, xe kéo tải yếu, hoặc xe không chuyển động.
* Nguyên nhân
- Lá côn và đĩa ép mòn nhiều hoặc dính dầu mỡ.
- Điều chỉnh sai (hoặc không có) khe hở các đầu đòn mở với ổ bi tỳ .
- Các lò xo ép mòn, giảm độ đàn hồi hoặc gãy.
b. Ly hợp mở (cắt) không dứt khoát: Khi người lái tác dụng lực vào bàn đạp và giảm ga nhưng sang số khó có tiếng khua và rung giật ở cụm ly hợp hoặc không sang số được.
* Nguyên nhân
- Lá côn và đĩa ép bị vênh, lỏng đinh tán.
- Điều chỉnh sai hành trình tự do của bàn đạp, chiều cao các đầu đòn mở không đều (khe hở ổ bi tỳ quá lớn) .
c. Ly hợp hoạt động không êm, có tiếng ồn: Nghe tiếng khua nhiều ở cụm ly hợp, xe vận hành bị rung giật.
* Nguyên nhân
- Các chi tiét mòn nhiều, thiếu dầu mỡ bôi trơn (các chốt, ổ bi..)
- Lá côn mòn then hoa, nứt vỡ và chai cứng bề mặt ma sát, gãy yếu các lò xo giảm chấn.
- Điều chỉnh các đầu đòn mở không đều.
- Các lò xo ép mòn, gãy.
- Động cơ và phải lắp không đồng tâm.
d. Bàn đạp chân côn nặng và bị rung giật: Khi người lái tác dụng lực vào bàn đạp cảm thấy nặng và rung giật.
* Nguyên nhân
- Bàn đạp bị cong hoặc kẹt khô dầu mỡ.
- Các chốt, khớp trượt khô thiếu mỡ bôi trơn.
- Điều chỉnh các đầu đòn mở không đều.
- Lá côn và đĩa ép bị vênh.
Bảo dưỡng bộ ly hợp xe ô tô
a. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
- Bàn ép, bộ dụng cụ tay tháo ly hợp.
- Bơm mỡ, bơm hơi, mỡ bôi trơn và dung dịch rửa.
b. Tháo và làm sạch các chi tiết ly hợp
- Dùng dung dịch rửa, bơm hơi, giẻ sạch để làm sạch, khô bên ngoài bộ ly hợp.
- Dùng cờ lê và bàn ép tháo rời bộ Bàn ép.
c. Kiểm tra bên ngoài các chi tiết:
- Dùng kính phóng đại và mắt thường.
- Quan sát bên ngoài các chi tiết.
d. Bôi trơn các chi tiết
- Dùng bơm mỡ và mỡ bôi trơn.
- Bôi trơn các lỗ, chốt xoay và tra mỡ bôi trơn các chi tiết.
e. Lắp các chi tiết của ly hợp
- Dùng cờ lê, bàn ép và tuýp đúng loại.
- Lắp bộ ly hợp (ngược lại quá trình tháo).
f. Kiểm tra và điều chỉnh các đòn mở
- Dùng thước dài kiểm tra.
- Vặn các đai ốc để cho đầu các đòn mở đều nhau và có chiều cao đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
g. Kiểm tra tổng hợp và vệ sinh công nghiệp
h. Dùng chổi, giẻ lau.
i. Vệ sinh dụng cụ và nơi bảo dưỡng sạch sẽ, gọn gàng.