CÁCH KIỂM TRA TIẾT CHẾ LOẠI RUNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN Ô TÔ

Tác giả: Khang Thế Ngày đăng: 23/05/2021
  • Tiết chế máy phát điện xoay chiều loại rung.
  • Đồng hồ VOM, dây điện, băng keo.
  • Đồ nghề thích hợp (vít, khoá vòng).

Khảo sát và ghi nhận tổng quát tiết chế loại rung

Khái quát về tiết chế: Như đã đề cập trong bài máy phát, hệ thống nạp điện bao gồm: máy phát điện, ắc - quy, đèn báo nạp, và công tắc máy. Trong đó máy phát có nhiệm vụ nạp cho ắc - quy khi ắc - quy hết điện. Và cung cấp điện phụ với ắc - quy (khi động cơ đang hoạt động) khi tải cao (các phụ tải điện sử dụng nhiều).

Hình 4.1: Các bộ phận của hệ thống nạp.

 1. Máy phát điện; 2. Ắc-quy; 3. Đèn báo nạp; 4. Công tắc máy

Bên trong máy phát có rô-to, sta-to có nhiệm vụ tạo ra dòng điện xoay chiều, bộ chỉnh lưu có nhiệm vụ nắn dòng xoay chiều thành một chiều, bộ tiết chế có nhiệm vụ ổn áp dòng điện khi tốc độ máy phát thay đổi (khi tốc độ động cơ thay đổi).

Hình 4.2: Chức năng ổn áp của tiết chế.

Tiết chế máy phát có 2 loại: Loại nằm bên trong máy phát (tiết chế vi mạch) và loại nằm bên ngoài máy phát (tiết chế loại rung, tiết chế bán dẫn).

Hình 4.3: Tiết chế đặt bên ngoài, và tiết chế đặt bên trong máy phát.

Tiết chế loại rung có hình dạng bên ngoài như sau:

Hình 4.4: Hình dạng bên ngoài của tiết chế loại rung.

Tiết chế loại rung thường gồm một rơ-le điều chỉnh điện và một rơ-le

đèn báo nạp. Nó hiệu chỉnh điện áp máy phát bằng cách đóng mở tiếp

điểm.Rơ-le điều chỉnh điện có cấu tạo như hình bên dưới. Lực điện từ

làm thay đổi vị trí của tiếp điểm.

Hình 4.5: Hoạt động của tiếp điểm.

- Vệ sinh sơ bộ tiết chế.

- Khảo sát: Ghi lại số chân ra, màu dây, tình trạng của tiết chế (có bị hư hỏng gì không? Tình trạng dây điện, vít bắt như thế nào?...)

Tìm hiểu nguyên lý làm việc của tiết chế loại rung

Nguyên lý làm việc của tiết chế rung Mitsubishi 6 chân (3 điện trở):

Hình 4.6: Tiết chế loại rung của hãng Misubishi.

Khi CTM đóng, máy phát chưa hoạt động: Dòng kích được cấp trực tiếp cho cuộn dây rotor. (+) ắc - quy -> CTM chân IG tiết chế Kl -> thân relays chân F tiết chế mát. Đèn báo nạp sáng: (+) ắc - quy ->CTM đèn báo sạc chân L tiếp điểm relay mát

Khi máy phát hoạt động tốc độ trung bình: Dòng kích được cấp cho cuộn dây rotor. (+) ắc - quy ->CTM chân IG tiết chế R1chân F tiết chế mát. Đèn báo nạp tắt do chân N được cấp điện: Máy phát chân N cuộn dây relay 2 mát. Tiếp điểm relay 2 chuyển trạng thái.

Khi máy phát hoạt động tốc độ cao: Dòng kích được cấp cho cuộn dây rotor. (+) ắc - quy -> CTM chân B tiết chế cuộn dây relay 1 R3 tiếp điểm relay 2 mát. Làm thay đổi trạng thái tiếp điểm relay 1. Cuộn rotor bị đẳng thế âm 2 đầu cuộn dây rotor không có điện

- Nguyên lý làm việc của tiết chế rung Toyota 6 chân (1 điện trở):

Hình 4.7: Sơ đồ tiết chế loại rung 2 rơ-le của hãng Toyota

Khi CTM đóng, máy phát chưa hoạt động: Dòng kích được cấp trực tiếp cho cuộn dây rotor. (+) ắc - quy ->CTM^chàn IG tiết chế^tiếp điểm relays chân F tiết chế ^ mát. Đèn báo nạp sáng: (+) ắc - quy ->CTM ^ đèn ->chàn L ^ mát

Khi máy phát hoạt động tốc độ trung bình: Dòng kích được cấp cho cuộn dây rotor. (+) ắc - quy ->CTM^chàn IG tiết chế^R^ chân F tiết chế ^ mát. Đèn báo nạp tắt do đẳng thế dương 2 đầu bóng đèn

Khi máy phát hoạt động tốc độ cao: Dòng kích được cấp cho cuộn dây rotor. (+) ắc - quy ->CTM^chàn B tiết chế^ tiếp điểm relay 2^ cuộn dây relay 1^ mát.

Làm thay đổi trạng thái tiếp điểm relay 1. Cuộn rotor bị đẳng thế âm 2 đầu ^ cuộn dây rotor không có điện

Xác định các chân ra của tiết chế loại rung

Cách xác định chân ra tiết chế 6 chân của hãng Misubishi bằng đồng hồ VOM: Nếu ta sử dụng đèn đo thông mạch thì khó xác định được chân ra do các chân đều thông với nhau qua các điện trở. Ví dụ chân F và IG, chân F và E, IG và E, L và E, N và E. Nên cách chính xác nhất là sử dụng đồng hồ VOM

Đo các cặp chân với nhau: 2 cặp có điện trở gần bằng 0 là F, IG và L, E. Cặp có điện trở với vỏ gần bằng 0 là L, E.

2 chân còn lại là N, B. Đo 2 chân này với vỏ thì chỉ có chân N có điện trở. Chân còn lại là B.

Xác định các chân trong cặp L, E: Cấp điện dương vào chân N, âm vào vỏ. Chân nào bỏ vỏ là chân L, còn lại chân E.

Xác định chân F, IG: Dựa vào đặc điểm của từng chân, chân F có thời điểm không thông E nhưng có thời điểm thông E, lúc này điện trở gần bằng 0. Chân IG thông cố định với E (giá trị bằng điện trở R1, R2).

Cách xác định chân ra tiết chế 6 chân của hãng Toyota bằng đồng hồ VOM

Đo các cặp chân với nhau: 2 cặp có điện trở gần bằng 0 là F, IG và L, E. Cặp có điện trở với vỏ gần bằng 0 là L, E.

2 chân còn lại là N, B. Đo 2 chân này với vỏ thì chỉ có chân N có điện trở. Chân còn lại là B.

Xác định các chân trong cặp L, E: Cấp điện dương vào chân N, âm vào vỏ. Chân nào bỏ vỏ là chân L, còn lại chân E.

Xác định chân F, IG: Dựa vào đặc điểm của từng chân, chân F có thời điểm không thông E nhưng có thời điểm thông E, lúc này điện trở gần bằng 0. Chân IG thông cố định với E (giá trị bằng điện trở R và 1 phần điện trở cuộn dây).

Kiểm tra tiết chế loại rung

Kiểm tra chân ra tiết chế 6 chân của hãng Misubishi bằng đồng hồ VOM

Kiểm tra chân N, L, E: Chân N vào điện dương, chân L ra điện âm. Nối dương đèn thử vào dương ắc - quy, âm đèn vào L, E vào âm ắc - quy. Đèn sáng là tốt. Cấp dương ắc - quy vào chân N thì đèn thử tắt là tốt.

Kiểm tra chân B, IG, F: Chân B vào điện dương, chân IG vào điện dương, chân F ra điện dương hoặc điện âm. Nối dương đèn thử vào chân F, âm đèn vào mát, IG vào dương ắc - quy, âm ắc - quy vào chân E. Đèn sáng là tốt. Tiếp tục, cấp dương vào chân N, rồi cấp dương vào chân B, đèn tắt là tốt.

Lưu ý:

Do đặc tính chân B của máy phát có thể phát ra điện áp từ 14-15V nên điện áp từ ắc - quy đôi khi không đủ để hút tiếp điểm relay 1 trong khi cấp điện cho cuộn dây relay 1. Cách khắc phục là ta phải sử dụng ắc - quy nạp đủ điện, hoặc đấu nối tiếp 2 ắc - quy có điện áp không cao (ví dụ 2 bình 10V ...)

Kiểm tra chân ra tiết chế 6 chân của hãng Toyota bằng đồng hồ VOM

Kiểm tra chân N, L, E: Chân N vào điện dương, chân L ra điện âm. Nối dương đèn thử vào dương ắc - quy, âm đèn vào L, E vào âm ắc - quy. Đèn sáng là tốt. Cấp dương ắc - quy vào chân N, dương vào chân B thì đèn thử tắt là tốt.

Kiểm tra chân B, IG, F: Chân B vào điện dương, chân IG vào điện dương, chân F ra điện dương hoặc điện âm. Nối dương đèn thử vào chân F, âm đèn vào mát, IG vào dương ắc - quy, âm ắc - quy vào chân E. Đèn sáng là tốt. Tiếp tục, cấp dương vào chân N, rồi cấp dương vào chân B, độ sáng đèn giảm là tốt.

Lưu ý:

Do đặc tính chân B của máy phát có thể phát ra điện áp từ 14-15V nên điện áp từ ắc - quy đôi khi không đủ để hút tiếp điểm relay 1 trong khi cấp điện cho cuộn dây relay 1. Cách khắc phục là ta phải sử dụng ắc - quy nạp đủ điện, hoặc đấu nối tiếp 2 ắc - quy có điện áp không cao (ví dụ 2 bình 10V ...)

Bạn đang xem: CÁCH KIỂM TRA TIẾT CHẾ LOẠI RUNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN Ô TÔ
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý