Cảm biến ABS
Cảm biến ABS là gì?
Cảm biến ABS là một thành phần quan trọng trong hệ thống phanh thông minh của ô tô, giúp cải thiện hiệu suất và an toàn khi phanh.
Hệ thống phanh ABS được trang bị phổ biến trên tất cả các xe đời mới.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến ABS
Cảm biến ABS đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn bánh xe bị khóa và duy trì sự kiểm soát của lái xe trong điều kiện đường trơn hoặc khi phanh gấp.
Cấu tạo của cảm biến ABS
Bao gồm cảm biến tốc độ, van thủy lực, hệ thống điều khiển và bơm thủy lực. Cảm biến tốc độ bánh xe thường được đặt gần đĩa phanh hoặc trục của bánh xe và có nhiệm vụ theo dõi tốc độ quay của bánh xe. Bộ xử lý điện tử sẽ nhận dữ liệu từ các cảm biến và xác định liệu có sự khóa của bánh xe hay không. Van kiểm soát áp suất phanh sẽ được điều khiển bởi bộ xử lý để giảm áp suất phanh khi phát hiện rằng bánh xe đang bắt đầu khóa.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến ABS
Dựa trên việc theo dõi tốc độ quay của từng bánh xe. Khi lái xe phanh gấp, nếu cảm biến phát hiện rằng một hoặc nhiều bánh xe đang có nguy cơ khóa, bộ xử lý sẽ giảm áp suất phanh tại bánh xe đó để ngăn chặn khóa bánh.
Hiện nay các xe được trang bị từ 2 đến 4 cảm biến ABS trên 1 xe và các cảm biến này hoạt động độc lập nhau. Khi khởi động thì các cảm biến sẽ được kích hoạt khi xe đạt được vận tốc 10km/h, đèn xe sẽ sáng lên trong vài giây và tắt. Nếu đèn xe không sáng thì cần kiểm tra ngay.
Vai trò của của cảm biến ABS trên hệ thống phanh
Cảm biến ABS không chỉ giúp tránh tình trạng khóa bánh mà còn cải thiện khả năng kiểm soát lái xe trong điều kiện đường trơn. Trong tình huống trơn trượt, cảm biến ABS giúp duy trì sự kiểm soát lái xe bằng cách ngăn chặn bánh xe khóa và giúp lái xe duy trì hướng di chuyển mong muốn.
Cảm biến tốc độ ABS rất quan trọng trong việc phanh gấp. Bộ phận này tránh các tình trạng bó cứng phanh, giảm tình trạng trơn trượt tác động lên các bánh xe.
Khi nào nên đi bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ hệ thống phanh ABS
Hệ thống ABS có thời gian sử dụng khá lâu có thể đi đến khoảng 50000km. Nhưng khuyến cáo nên đi từ 30000km đến 40000km thì chúng ta nên mang xe đi kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn cho người lái xe và khách đi xe.
Vì hệ thống phanh khá phức tạp nằm ở nhiều vị trí khác nhau có thể từ 2,3 đến 4 vị trí khác nhau nên phải kiểm tra tất cả và sử dụng các máy chuẩn đoán để xác định cho chính xác.
Những lưu ý khi sử dụng phanh ABS
Khi lấy xe nên hãy giữ chân ga ổn định, không chủ quan trong việc điều chỉnh tốc độ khi chạy và dùng phanh. Mặc dù phanh ABS hiện đại nhưng không phải trường hợp nào cũng hoạt động tốt.
Đảm bảo vận tốc của xe khi vào các khúc cua do quán tính làm lệch tâm dẫn đến xe sẽ bị lệch hướng không theo ý muốn của người lái xe.
Khi thấy thiết bị báo lỗi cần đem ngay đến các gara, cơ sở gần nhất để kiểm tra sửa chữa đẩm bảo an toàn.
Hướng dẫn vệ sinh hệ thống phanh ABS
Bước 1 : tháo bánh xe, di chuyển xe lên bề mặt bằng phẳng, dùng các dụng cụ chuyên dùng để tháo bánh .
Bước 2 : tháo cảm biến ABS, xác định rõ vị trí của cảm biến ABS thường gắn ở các hốc bánh xe trang bị đĩa phanh 4 bánh hoặc gắn ở hộp vi sai khi sử dụng phanh tang trống.
Bước 3 : vệ sinh cảm biến, dùng rẻ lau sạch cảm biến nhẹ nhàng trách tiếp xúc vào các hóa chất tấy rửa, lau nhẹ nhàng trách làm hỏng cảm biến, nếu cảm biến hỏng cần thay gấp.
Bước 4 : lắp lại cảm biến và bánh xe theo trình tự hơpj lý.
Kết luận:
Trong thời đại hiện đại, hầu hết các ô tô đều trang bị hệ thống ABS như một phần của hệ thống phanh tự động. Cảm biến ABS đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện an toàn và hiệu suất lái xe, đặc biệt là trong điều kiện đường trơn hoặc khẩn cấp. Đối với người lái, cảm biến ABS là một phần quan trọng của hệ thống an toàn, giúp giảm nguy cơ tai nạn và tăng khả năng kiểm soát lái xe trong mọi tình huống.