CẶP ĐÔI HOÀN HẢO YAMAHA YZF-R1 VÀ YAMAHA YZF-R1M

Tác giả: Khang Thế Ngày đăng: 23/06/2021

Sau một thời gian bị tụt hậu sau các nhà sản xuất đến từ Châu Âu như BMW, Ducati và KTM trong việc sử dụng thiết bị điện tử công nghệ cao cho xe máy, nhà sản xuất đến từ Nhật Bản, Yamaha cuối cùng đã tìm cách lấy lại ngôi vị của mình một cách ngoạn mục. Trong khi nền kinh tế Thế giới đang có chiều hướng xuôi dòng về phía Nam, các nhà sản xuất xe máy Nhật đã thực hiện những nỗ lực mạnh mẽ và chắc chắn nhất với thị trường xe thể thao. 

Yamaha tiến hành “gom góp” những hạn chế trong công nghệ của những nhà sản xuất đối thủ và cho ra mắt người hâm mộ một loạt công nghệ sau khi được cải tiến trong chiếc YZF-R1. Ra mắt chỉ sau vài năm, Lorenza và một số công ty đầu tiên đã sử dụng công nghệ này. Điều này đã mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vô cùng thú vị khi sử dụng công nghệ cũ đã được “nhào nặn” và “chế biến” hoàn toàn mới.

Hình ảnh mô tô Yamaha YZF-R1

Yamaha YZF-R1 bản 2015 trở thành một thách thức hoàn toàn thú vị với bất kỳ ai ưa trải nghiệm. Thay vì thực hiện công cuộc tấn công vào mô tô đường phố thông thường. YZF-R1 được thiết kế chủ yếu cho những chặng đua “khốc liệt”. Trên đường đua, chiếc xe xuất hiện như một màn trình diễn tốc độ khiến cho không một ai có thể rời mắt khỏi. Nhưng điều làm cho YZF-R1 trở nên nổi bật lại không phải động cơ, kiểu dáng thiết kế mà nằm ở bộ phận theo dõi quán tính 6 hướng, bộ phận này sẽ giúp chiếc xe nhận biết điều kiện hoạt động của mình ví dụ như ở trên đường phố hay trong trường đua.

Như đã biết, siêu mô tô Yamaha YZF-R1 mới được chia thành 2 phiên bản khác nhau, bao gồm tiêu chuẩn và YZF-R1M giới hạn số lượng. Đầu tiên có lẽ phải kể đến bộ lốp Bridgestone được phát triển riêng cho siêu mô tô Yamaha YZF-R1M 2015. Lốp sau có kích thước 200/55-ZR17 và trước là 120/70-ZR17 được chế tạo từ vật liệu tổng hợp đặc biệt nhằm tối ưu hóa khả năng vận hành của Yamaha.

Hình ảnh mô tô Yamaha YZF-R1M

Ngoài ra, YZF-R1 được trang bị rất nhiều hệ thống điện tử tiên tiến như:

Hệ thống kiểm soát lực kéo (Variable Traction Control System - TCS): Giúp giảm hiện tượng trượt/xoáy do mất độ bám ở bánh sau khi tăng tốc thoát khỏi góc cua.

Chế độ chạy theo yêu cầu (Power Delivery Mode): Cung cấp người lái 4 thiết lập góc đóng mở van để đáp ứng những điều kiện chạy khác nhau.

Hệ thống kiểm soát trượt (Slide Control System - SCS): Công nghệ lấy trực tiếp từ chiếc YZR-M1 dành riêng cho giải đua MotoGP nay đã có mặt trên xe thương mại lần đầu tiên. Hệ thống này sẽ can thiệp vào động cơ bằng cách giảm công suất nhằm bảo vệ người lái khỏi các tình huống văng trượt do tăng tốc ở các góc cua.

Hệ thống kiểm soát độ nâng đầu xe (Lift Control System - LIF): Hoạt động chung với bộ phận theo dõi quán tính 6 hướng và can thiệp vào công suất động cơ nhằm giảm hiện tượng bốc đầu trong lúc tăng tốc.

Hệ thống kiểm soát tăng tốc (Launch Control System - LCS): Tối ưu hóa khả năng tăng tốc của chiếc xe từ lúc bắt đầu khởi động.

Tính năng chuyển số nhanh (Quick Shift System - QSS): Giúp người lái có thể lên - xuống số không cần sử dụng côn, nhằm rút ngắn thời gian đua (lap times).

Mức độ hiệu quả của hệ thống kiểm soát độ lực kéo và kiểm soát trượt thể hiện rõ khi người sử dụng tiến hành động tác về số. Các thiết bị điện tử cho phép xe đạt đến tốc độ tối đa trên đường đua chạy track. Việc kiểm soát hoạt động bánh xe giúp tránh được những khúc cua “lắt léo” và tai nạn nguy hiểm cho các tay đua. Theo các kỹ sư hàng đầu của Yamaha, hệ thống TCS, LIF và SCS sử dụng để cắt giảm nhiên liệu, đánh lửa chậm và hỗ trợ cụm bướm ga để đạt được kết quả mong muốn. Tương tự dòng siêu môtô ngày nay,Yamaha YZF-R1 cũng được trang bị hệ thống điện tử hiện đại. Học theo Ducati và KTM, Yamaha cũng tự phát triển bộ đo lường quán tính và trang bị cho YZF-R1 thế hệ mới. Bộ đo lường quán tính sẽ hoạt động song song với các hệ thống như điều chỉnh lực bám, hạn chế trượt và chống bốc đầu trên Yamaha YZF-R1. Ngoài ra, siêu môtô đến từ Nhật Bản còn đi kèm bộ sang số nhanh, hệ thống chống bó cứng phanh ABS và phanh hợp nhất.

Về mặt động cơ, Yamaha đã nâng cấp khá nhiều để cỗ máy crossplane I4 cho sức mạnh đạt tới trên 200 mã lực (R1 trước đó chỉ có sức mạnh khoảng 180 mã lực) 3.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 112,4Nm tại 11.500vòng/phút, trong mỗi xy-lanh của R1 mới có đến 2 kim phun nhiên liệu. Trọng lượng khi đầy xăng và dầu bôi trơn của xe là 199kg, giảm 5kg so với người tiền nhiệm. Động cơ cung cấp sức mạnh từ vòng quay trung bình đến vùng tốc độ cao giúp tránh được những khúc cua hẹp mà không cần lùi số. Không chỉ dừng lại ở đó, với thiết kế kính chắn gió rộng và cao hơn có thể đem lại cảm giác an toàn tuyệt đối ngay cả khi xe đạt đến tốc độ 290Km/h.

Yamaha R1 thế hệ mới đã có một sự "lột xác" hoàn toàn trong thiết kế và tiến gần hơn đến các mẫu xe của giải đua môtô GP. Cụm đèn pha 2 gương cầu đặt giữa với hình dáng cặp mắt đã biến mất, thay đó là phần mặt nạ phía trước với lỗ hút gió đặt chính giữa khá giống chiếc M1 (xe đua môtô GP của đội Yamaha). Đặc biệt, YZF-R1 sử dụng vành hợp kim ma-giê đúc và phần khung phụ sau cũng làm từ vật liệu ma-giê giúp giảm đáng kể trọng lượng bản thân và cả trọng lượng xoay của bánh xe.

Không dừng lại ở đó, cụm đèn hậu hình tam giác đặc trưng của R1 trước đó đã biến thành dạng thanh đứng dùng đèn LED. Cặp ống xả đặt ở hai bên cũng không còn, ống xả mới dạng 4-2-1 được trang bị trên chiếc R1 mới. Bên cạnh đó là cặp gương chiếu hậu có tích hợp đèn báo rẽ cũng là một điểm mới trên YZF-R1 2015.

Thay đổi đáng chú ý nhất ở mặt ngoại hình là hệ thống đèn pha LED đặt trong bóng Projector và bảng đồng hồ tốc độ sử dụng màn hình TFT. Bên cạnh đó, Yamaha cũng cho khách hàng tùy chọn hệ thống Communication Control Unit (CCU), cho phép người dùng tải về các dữ liệu GPS thông qua wifi và thiết lập các chế độ chạy cho R1 theo từng điều kiện.

Đặc biệt  phiên bản chạy track được Yamaha bổ sung các chi tiết tăng thêm hiệu năng tốc độ như: hệ thống treo điện tử Öhlins và ốp cacbon ở những bộ phận thân xe. Bộ khung Deltabox bằng nhôm mới có chiều dài cơ sở ngắn hơn 10 mm so với trước. Đây là bộ khung được phát triển dành riêng cho Yamaha YZF-R1 2015. Động cơ đóng vai trò như một phần của kết cấu chịu lực. Bên cạnh đó là hệ thống xả bằng titan. Kích thước tổng thể cả xe lần lượt là 2.054 mm dài, rộng 690 mm và cao 1.150 mm. Chiều cao yên xe ở mức 856 mm. Trục cơ sở xe dài 1.412 mm.

Khi có mặt trên thị trường, Yamaha YZF-R1 2015 có 3 phiên bản với các màu xanh - bạc của đội đua MotoGP, đỏ-trắng và đen tuyền. YZF - R1 có giá bán lẻ đề xuất là 16.490 USD.

Nhằm mục đích không phải là định hướng vào phân khúc xe 1.000cc giá rẻ, Yamaha YZF-R1 2015 có giá tương đối cao, đặc biệt là tại châu Âu và Anh. Trong khi tại Mỹ, Yamaha R1 2015 được bán ra với giá 16.490 USD thì khách hàng châu Âu phải chi ra 18.495 EUR, tương đương 22.910 USD để sở hữu mẫu xe này. Anh là thị trường mà YZF-R1 có giá cao nhất, ở mức 15.499 Bảng, tương đương 24.245 USD.

Với những tay đua muốn có trải nghiệm gần giống như Rossi và Lorenzo thì Yamaha YZF-R1M sẽ là một sự lựa chọn sáng suốt. Mặc dù có giá cao “ngất ngưởng” nhưng nếu thực sự muốn sở hữu YZF-R1M thì các khách hàng của Yamaha phải nhanh tay đặt trước bởi bản đua Yamaha YZF-R1M được xuất xưởng với số lượng hạn chế khoảng 500 chiếc. 
 

Bạn đang xem: CẶP ĐÔI HOÀN HẢO YAMAHA YZF-R1 VÀ YAMAHA YZF-R1M
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý