Cầu chủ động của xe ô tô là gì ?
Cầu chủ động của xe ô tô là cụm chi tiết của xe ô tô làm nhiệm vụ truyền công suất từ trục chủ động đến các bánh xe sau, làm thay đổi hướng quay của trục chủ động 1 góc 900 để quay trục bánh xe. Cầu chủ động của xe ô tô còn tạo ra sự giảm tốc cuối cùng giữa trục truyền động và bánh xe thông qua các bánh răng truyền động cuối cùng.
Cầu chủ động của xe ô tô giúp chia tổng mômen xoắn tới các bánh xe chủ động, cho phép sai lệch tốc độ giữa các bánh xe khác nhau (bánh xe trái, bánh xe phải) trong lúc quay vòng. Nó nâng đỡ trọng lượng cầu sau, toàn bộ hệ thống treo và sắt xi và đồng thời tác động như một thành phần mômen xoắn khi có gia tốc và thắng.
Chính những nhiệm vụ của cầu chủ động xe ô tô như vậy khí sản xuất ra nó phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có tỷ số truyền phù hợp với khả năng kéo của ô tô
- Có hiệu suất cao
- Có độ sáng gầm xe cao
- Có độ cứng vững ổn định cao
- Dể tháo lắp bảo dưỡng, sửa chữa
Cầu chủ động xe ô tô có rất nhiều kiểu cấu tạo và bố trí khác nhau trên các loại xe ô tô. Nếu phân loại theo hệ thống treo:
- Cầu chủ động trên hệ thống treo phụ thuộc tất cả các cụm của cầu xe, bán trục nằm chung trong một vỏ cứng nối lyền giữa hai bánh xe.
- Cầu chủ động nằm trên hệ thống treo độc lập cụm truyền lực chính, vi sai nằm trong vỏ riêng lyên kết với khung hay vỏ xe.
Theo vị trí của cầu
- Cầu trước chủ động.
- Cầu sau chủ động.
Theo số lượng cặp bánh răng truyền lực chỉnh:
- Một cặp bánh răng có tỷ số truyền cố định.
- Hai cặp bánh răng có tỷ số truyền cố định.
Thông thường trên ôtô con dùng một cặp bánh răng với tỷ số truyền cố định io = 3¬5, đôi khi cũng có thể gặp loại hai cặp bánh răng trên một số xe.