Dầu bôi trơn là gì ? Độ nhớt là gì ? Các chức năng của dầu bôi trơn
Dầu bôi trơn là gì ?
Dầu bôi trơn là chất dạng lỏng, nó là sản phẩm từ dầu mỏ. Sau nhiều quá trình trưng chất, chiết xuất trong ngành công nghiệp lọc hóa dầu tạo ra sản phẩm dầu bôi trơn. Dầu bôi trơn hay còn gọi là nhớt được sử dụng cho rất nhiều các kiểu truyền động khác nhau. Như bạn đã biết dầu bôi trơn sử dụng cho động cơ Diesel khác với động cơ xăng, dầu bôi trơn hộp số khác với dầu bôi trơn động cơ, dầu bôi trơn cầu ... Chính vì vậy tùy vào đặc tính của truyền động mà sử dụng các loại dầu bôi trơn khác nhau.
Các chức năng của dầu bôi trơn
Chức năng quan trọng nhất của dầu bôi trơn là giảm ma sát. Ma sát xuất hiện ở tất cả các bề mặt tiếp xúc, khi các bề mặt ma sát chuyển động với mau, ma sát làm giảm chuyển động, hai bề mặt sẽ nóng lên, có thể bị chảy và dính vào nhau. Chất bôi trơn sẽ làm giảm ma sát, giảm mòn. Chấy bôi trơn trong khi hở sẽ khiến chi tiết chuyển động (trôi) trên mặt lớp dầu thay vì tiếp xúc trực tiếp.
Chất bôi trơn có chức năng bịt kín buồng đốt không cho khí thải rò rỉ ra ngoài. Chất bôi trơn có tác dụng làm mát chi tiết, nó sẽ lấy nhiệt từ chi tiết sau đó thải nhiệt tại máng dầu hoặc dàn làm mát dầu. Chất bôi trơn có tác dụng giảm chấn, màng dầu giữa hai chi tiết có tác dụng giảm chấn. Chất bôi trơn còn có tác dụng làm sạch, nó thu gom các mạt kim loại, bụi các bon sau đó đưa đến máng dầu.
Độ nhớt là gì ?
Để thực hiện được các chức năng của mình, dầu bôi trơn phải có những tính chất đặc biệt đó là độ nhớt. Độ nhớt là đại diện cho khả năng chảy dễ hay khó của dầu. Độ nhớt thấp thì dầu dễ chảy, độ nhớt cao thì dầu khó chảy. Dầu phải có đủ độ nhớt thấp để chảy qua các khe hở giữa các bề mặt tiếp xúc nhưng phải đủ nhớt cao để không bị đẩy hết ra ngoài khi hai chi tiết chuyển động. Các dầu bôi trơn hiện nay có thể là dầu khoáng, dầu nhân tạo hoặc kết hợp cả hai. Dầu bôi trơn được phân loại theo các tiêu chuẩn API, SAE hoặc ACEA:
SAE: Dầu máy có chỉ số SAE 50 sẽ có độ nhớt cao hơn dầu máy SAE 20.
API: Phân loại dầu máy cho động cơ xăng bắt đầu bằng chữ S, theo sau là các mã tiêu chuẩn khác, ví dụ SM hoặc SH. Với động cơ diesel bắt đầu bằng chữ C theo sau là các mã tiêu chuẩn khác, ví dụ CH.
ACEA: Bắt đầu bằng chữ G cho động cơ xăng và chữ D hoặc PD cho động cơ diesel.