Dây đai an toàn ô tô là gì? Tác dụng của dây đai an toàn? Nguyên lý hoạt động
1. Dây đai an toàn trên xe ô tô là gì?
Dây đai an toàn trên xe ô tô là một thiết bị bảo vệ được lắp đặt trên ghế ngồi và giúp giảm thiểu nguy cơ bị thương tích trong trường hợp xảy ra va chạm hoặc phanh gấp đột ngột. Dây an toàn bao gồm một dải vải chắc chắn được buộc vào ghế cột khóa cài nối dải vải với tay lái hoặc ghế. Khi xảy ra va chạm, dải vải sẽ bị kéo giãn giúp giảm sức tác động của va chạm lên người và ngăn ngừa các chấn động khi di chuyển trên đường.
Dây đai an toàn là chi tiết giúp giảm nguy cơ bị chấn thương khi xe xảy ra tai nạn hoặc dừng đột ngột. Chúng tôi khuyên người lái và hành khách luôn cài đai an toàn. Tất cả ghế ngồi đều được trang bị đai an toàn. Những dây đai an toàn này có cơ cấu tự khóa bên trong giúp giữ cho dây đai không siết chặt và thoải mái cho người sử dụng, nhưng nó sẽ khóa cứng dây đai khi có va chạm xảy ra.
2.Tác dụng của dây an toàn ô tô
Tác dụng chính của dây an toàn ô tô là bảo vệ mọi người trong xe khi tham gia giao thông mà gặp phải các tình huống nguy hiểm. Thế nhưng vẫn có những hành khách trên xe lại không mấy để ý đến việc quan trọng này. Nhiều người thậm chí còn cảm thấy rất khó chịu khi phải gài dây an toàn theo quy định.
Vậy nên ta cần phải biết được tác dụng của việc thắt dây an toàn:
2.1 .Dây an toàn bảo vệ các bộ phận trên cơ thể
Khi xe đang chạy với tốc độ cao mà phải phanh đột ngột thì người ngồi trong sẽ lao người về đằng trước và có thể va đậm các bộ phận trên cơ thể đặc biệt là phần ngực và mặt vào các chi tiết trên xe. Nhưng dây an toàn ô tô sẽ giúp hành khách không bị lao người về phía trước quá nhiều, bảo vệ bản thân không va đập vào kính chắn gió.
2.2 Dây an toàn giúp mọi người không bị văng ra khỏi xe
Trong những trường hợp gặp tai nạn gây va đập mạnh khi va chạm dây an toàn sẽ bảo vệ hành khách không bị văng ra khỏi xe. Không những thế, dây an toàn này còn giúp người gặp nạn không va chạm với những bộ phận khác của xe theo lực quán tính.
2.3 Giảm va đập giữa các hành khách ngồi trên xe
Khi thắt dây an toàn đúng qui định , nó sẽ cố định vị trí mỗi người tại ghế, giúp người bị nạn không bị va chạm với hành khách xung quanh khi gặp tai nạn hoặc những trường hợp phanh, cua gấp.
2.4 Dây đai an toàn giúp túi khí bung hiệu quả hơn
3. Phân loại dây an toàn ô tô
Có hai loại dây an toàn được sử dụng trên ô tô.
- Dây an toàn hai điểm vắt qua phần hông của người ngồi và thường được sử dụng trên các loại xe đời cũ và xe khách lớn. Trên xe con ngày nay, dây an toàn hai điểm chỉ còn được trang bị ở ghế giữa.
- Dây an toàn ba điểm vắt qua cả hông và vai và là loại dây an toàn phổ biến trên hầu hết các ghế trên ô tô hiện đại.
4. Cấu Tạo và Loại Hình Dây Đai
Dây đai an toàn không chỉ có một cấu tạo đơn giản mà còn có nhiều loại hình khác nhau, đáp ứng đa dạng nhu cầu an toàn. Cấu tạo cơ bản bao gồm những chi tiết quan trọng như dây vải, kích nổ, và các khớp nối. Loại hình dây đai 2 điểm, ba điểm, năm điểm, và các công nghệ mới sẽ được thảo luận chi tiết.
5. Nguyên lý hoạt động dây đai an toàn ô tô
Nguyên lý hoạt động dây đai an toàn ô tô dựa trên 2 hệ thống chính đó là hệ thống căng đai khẩn cấp và hệ thống giới hạn lực căng.
5.1 Nguyên lý hoạt động hệ thống căng đai khẩn cấp
Khi phát hiện va chạm, bộ căng đai khẩn cấp sẽ kích hoạt cùng lúc với các túi khí.
Bộ căng đai khẩn cấp siết chặt dây đai tức thì khi túi khí phồng ra. Túi khí và bộ căng đai khẩn cấp luôn phải được thay thế sau khi được kích hoạt.
Khi có hư hỏng hoặc các điều kiện hoạt động của hệ thống sẽ được báo qua các thông báo cảnh báo.
Ngoài ra, bộ căng đai khẩn cấp và túi khí tại ghế hành khách (túi khí trước và túi khí bên) được thiết kế chỉ hoạt động khi có người ngồi tại ghế hành khách phía trước.
Để ngăn chặn bộ căng đai phát nổ bất ngờ khi tháo đai an toàn hay khi vận chuyển bộ căng đai khẩn cấp, nó được trang bị một thiết bị an toàn để ngừng hoạt động của cảm biến.
Cơ cấu điều khiển, căng đai khẩn cấp
Mặc dù cơ cấu căng đai khẩn cấp khác nhau tuỳ theo nhà sản xuất, pittông hay rôto điều hoạt động bằng một lượng lớn lượng khí tạo ra bởi bộ tạo khí, nó làm cho dây đai bị cuốn vào một lượng nhất định. Bộ căng đai khẩn cấp chỉ hoạt động một lần.
Trong trường hợp loại 1, do trục bị khoá bởi trống và cáp sau khi bộ căng đai khẩn cấp hoạt động, dây đai không thể kéo ra hay cuốn vào được.
Trong trường hợp loại 2, khớp khoá có thể tách ra khỏi bánh răng sau khi bộ căng đai khẩn cấp hoạt động. Nếu chúng tách nhau ra khỏi dây đai có thể cuốn vào hay tháo ra.
5.2 Nguyên lý hoạt động hệ thống giới hạn lực căng
Bộ giới hạn lực căng đai được thiết kế để điều chỉnh lực tác động lên ngực hành khách. Hầu hết tải tác động mạnh lên dây đai xảy ra khi có va chạm trực diện từ phía trước. Bộ giới hạn tải có chức năng cơ khí tự động và có thể kích hoạt trong bất kỳ mức độ va chạm nào đủ mạnh làm hành khách dịch chuyển nhanh đột ngột. Thậm chí khi bộ căng đai khẩn cấp chưa được kích hoạt, bộ giới hạn lực căng đai cũng cần phải được kiểm tra tại các Trạm Dịch Vụ Ủy Quyền