Độ chụm bánh xe là gì ?
Độ chụm bánh xe là kích thước để đo khoảng cách trước và sau của 2 bánh xe trước của ô tô. Chức năng chính của góc chụm là để trượt tiêu lực đẩy do góc camber sinh ra nếu có góc camber dương. Nếu bánh trước có góc camber dương, nó sẽ bị nghiêng ra ngoài một chút, điều này dẫn đến bánh xe sẽ cố chuyển động ra ngoài khi xe chạy về phía trước và dẫn đến hiện tượng trượt cạnh làm mòn lốp xe. Góc chụm được thiết kế để loại trừ hiện tượng này nên ngày nay đa số các xe đều có góc camber tiến đến 0. Góc chụm cũng thay đổi theo tốc độ của xe, theo kết cấu của hệ thống lái và hệ thống treo. Góc chụm được điều chỉnh sao cho bằng 0 khi xe chạy trên đường cao tốc.
Độ chụm bánh xe trong tiếng Anh được dịch là "Toe in"
Độ chụm của bánh xe còn là thông sổ biểu thị góc chụm của hai bánh xe dẫn hướng (hoặc hai bánh xe cùng một cầu xe). Góc chụm là góc xác định trên mặt phảng đi qua tâm trục nối hai bánh xe và sorig song với mặt đường, được tạo bởi hình chiếu mặt phảng đối xứng dọc của hai bánh xe lẽn mặt phẳng đó và hướng chuyển động của xe.
Góc chụm ô được xác định bởi biểu thức:
A, B là kích thước đo tại mép Lazang ô tô - mâm xe ô tô. dv là đường kính ngoài của Lazang ô tô - mâm xe ô tô.
Trong thực tế thường lấy hiệu số B - A = V để xác định độ chụm. Kích thước A, B được đo ở mép ngoài của vành lốp ở trạng thái không tải (theo ĐIN 7.QO2OỌ Tì Ị972) khi xe đi thẳng. Một số hãhg xe có thể quy định đo ở mặt phẳng đối xứng dọc của bánh xe. Độ Chụm là dương nếu hai bánh xe đặt chụm về trước. Ịà âm nếu hai bánh Xe đặt loe về trước.
Độ chụm có ảnh hưởng lớn tới sự mài mòn lốp và ổn định vành lái. Vị trí lực cản lăn và tác đụng của nó
Sự mài mòn lốp xảy ra là nhỏ nhất trong trường hợp bánh xe lăn phẳng hoàn toàn. Quá trình lăn của bánh xe bị động dẫn hướng gắn liền với sự xuất hiên lực dộc pr (lực cản lăn) ngược chiều ẹhụyển động đặt ở chỗ tiếp xúc của bánh xe với mặt đường. LựC; dọc đặt cách trụ đứng (trên mặt đường) một đoạn r0 (xem hình 2.15), và tạp nên mômen quay đối với tâm trụ đứng. Mômen này tác dụng vào hai bánh xe và ép hai bánh xe về phía sau Để lăn phẳng các bánh xe cần đặt góc ô dương. Với góc ô như thế khi bánh xe lân sẽ tạo nên sự ổn định chuyển động thẳng của xe, tức là ổn định vành lái.
Ở cầu trước chủ động đẫn hướng, lực kéo cùng chiều chuyển động sẽ ép bánh xe về phía trước, bởi vậy góc s đạt âm. Trong trường hợp nằy, để giảm ảnh hưởng của các lực cản lăn và lực phanh, hoặc khi giảm tốc độ động cơ đột ngột (phanh bằng động cơ) góc ô() được bố trí có giá trị nhỏ hoặc bằng không.
Trên xe con độ chụm thường có giá trị V - 2 đến 3 mm đối vái loại xe có cầu trước bị động dẫn hướng, và v= (-3 đến -2) mm đối với loại xe có cẩu trước chủ động dẫn hướng. Khi điều chỉnh cho phép sai lệch giá trị V bằng ±1 mm.
Trên một số loại xe, có cầu không dẫn hướng (cầu sau) cũng đạt góc chụm này. Việc điều chỉnh để đạt giá trị V được điều chỉnh bằng thay đổi chiều dài các thanh đòn của hệ thống treo.