Hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Tác giả: Vương Ngọc Thắng Ngày đăng: 20/05/2021

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS là một tính năng an toàn đáng kể ngăn chặn hiện tượng bó cứng bánh xe khi phanh gấp. Điều này nhằm cải thiện ổn định cho xe, khả năng lái thông thường, và quãng đường phanh ngắn hơn.

Hệ thống điều khiển ABS liên tục theo dõi tốc độ từng bánh xe. Nếu một bánh nào đó bị bó cứng thì hệ thống ABS tự động nhấp nhả phanh bánh xe đó.

Người lái xe sẽ cảm thấy một sự rung nhẹ ở bàn đạp và có thể nghe tiếng lạch cạch từ hệ thống. Điều này bình thường khi hệ thống phanh (ABS) hoạt động. Để phanh xe bạn cứ tiếp tục đạp bàn đạp phanh và không được nhồi phanh.

Khi hệ thống có trục trặc thì đèn cảnh báo sẽ sáng. 

Cảnh báo về hệ thống phanh ABS

Không dựa hoàn toàn vào hệ thống phanh (ABS) thay thế cho việc lái xe an toàn:
Hệ thống phanh ABS không thể đảm bảo an toàn nếu bạn lái xe không an toàn và thiếu thận trọng, chạy quá tốc độ, đeo sát xe khác (chạy sau xe khác với khoảng cách quá gần), lái xe trên đường đóng băng, tuyết và ngập nước (ma sát giữa vỏ xe và mặt đường giảm do nước trên mặt đường). Bạn vẫn có thể gặp tai nạn.

Quãng đường phanh có thể dài hơn trên bề mặt trơn trượt (ví dụ trên đường tuyết hay cát sỏi) có nền cứng. Xe với hệ thống phanh thông thường có thể quãng đường phanh sẽ ngắn hơn khi đi dưới những điều kiện trên do các lốp xe khi trượt trên mặt đường sẽ tạo thành một cái nêm ở bề mặt.

Bạn có thể nghe thấy âm thanh hoạt động từ hệ thống ABS khi khởi động động cơ hay ngay sau khi xe khởi hành. Tuy nhiên đó không phải là hư hỏng. 

Cụm bơm ABS

Cụm bơm ABS xác định tốc độ quay của mỗi bánh xe ở mọi điều kiện cũng như chúng tang tốc, giảm tốc hoặc bị trượt. Khi phát hiện trượt, hệ thống sẽ tự động điều khiển áp suất dầu ổn định và an toàn trong mạch dầu phanh tương ứng trong khi phanh.

Hệ thống ABS dung cảm biến tốc độ bánh xe để tiếp cận và phát hiện hiện tượng bó cứng bánh xe. Khi phát hiện, hệ thống sẽ tự động điều khiển áp lực dầu phanh trong mạch dầu phanh tương ứng. Áp lực dầu phanh đầu tiên vẫn được duy trì (giữ áp) nhưng nếu bánh xe bị khóa thì áp lực giảm. Khi bánh xe quay nhanh trở lại thì áp suất mạch dầu sẽ tang lên, do đó hệ thống sẽ cho xe chậm và dừng lại.

Việc tăng / giữ / giảm áp suất dầu phanh sẽ tiếp tục cho đến khi độ bám tương thích với mặt đường, tại bàn đạp phanh sẽ cảm thấy giảm áp hoặc tăng áp, hoặc xe dừng lại.
Cả bốn bánh xe đều được điều khiển riêng biệt. Nếu có một bên bề mặt đường là trơn, bánh xe sau phanh trên bề mặt này thì sẽ xác định áp suất mạch dầu phanh riêng cho bánh sau. Lúc này lực phanh giảm nhẹ cho bánh xe này, và sau đó tăng lên đáng kể cho đến khi ổn định.

Nếu phát hiện lỗi lien quan tới cụm ABS, ABS sẽ tự chuyển sang chế độ OFF. Lái xe có thể dùng như hệ thống phanh thường không có hệ thống chống bó cứng phanh. Đồng thời đèn cảnh báo ABS trên Táp lô bật sáng.

Chú ý về hệ thống chống bó cứng phanh ABS không được làm thay đổi hoặc sửa đổi hệ thống treo, hệ thống lái của xe, hoặc lốp/kích cỡ bánh xe; những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ABS.

Tags: ABS
Bạn đang xem: Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý