
Hướng dẫn cách kiểm tra bình ắc quy ô tô
- Bình ắc - quy, dây cáp điện dùng cho hệ thống khởi động, giấy nhám, đồng hồ VOM, phù kế, khoá vòng, nước cất, axit loãng, bộ sạc ắc quy.
- Sử dụng bình ắc-quy đúng kỹ thuật.
- Kiểm tra cơ bản được bình ắc-quy.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Việc kiểm tra ắc - quy bao gồm kiểm tra mực dung dịch và nồng độ dung dịch.
Lưu khi làm việc với bình ắc quy ô tô
- Tránh cho ắc-quy tiếp xúc với lửa trong khi nạp, do khí hyđrô từ ắc - quy bay ra và có thể sẽ gây ra cháy nổ.
- Tránh để dụng dịch ắc-quy, có axit sunphuaric dính vào người, quần áo hay lên xe vì
có thể sẽ gây hại cho người, và làm hỏng các thiết bị trên xe.
Kiểm tra mức dung dịch ắc - quy
- Dùng mắt quan sát, Kiểm tra mức dung dịch từng ngăn của ắc-quy nằm giữa vạch trên và dưới. Nếu mức dung dịch quá thấp thì đổ thêm nước cất đến mức UPPER.
- Nếu khó xác định được mức dung dịch, hãy kiểm tra bằng cách lắc nhẹ xe. Cũng có thể kiểm tra mức dung dịch bằng cách tháo nút thông hơi và nhìn qua lỗ.
- Khi bổ sung thêm nước, hãy dùng nước cất. Vì nước bình thường có thể có lẫn tạp chất, ion.. .có thể làm hư, giảm tuổi thọ của ắc - quy.
- Với một số loại ắc-quy có thể kiểm tra mức dung dịch và trạng thái nạp bằng mắt quan sát. Ví dụ: Màu xanh da trời ^ tốt; Màu đỏ ^ thiếu dung dịch; Màu trắng cần phải nạp
Hình 2.8: Kiểm tra mức dung dịch bằng cách quan sát.
- Kiểm tra hư hỏng: Kiểm tra vỏ ắc-quy xem có bị nứt hay rò rỉ không.
- Kiểm tra sự ăn mòn: Kiểm tra cực ắc-quy xem có bị rỉ sét không.
- Kiểm tra độ cứng khít: Kiểm tra xem cực ắc-quy, mối nối cáp có bị lỏng không.
- Kiểm tra nút thông hơi: Kiểm tra xem nút thông hơi ắc quy có bị hư hỏng hay bị tắc nghẽn hay không.
- Kiểm tra giá đỡ: Kiểm tra giá đỡ có chắc, cứng vững hay không.
Hình 2.9: Kiểm tra các hư hỏng ắc - quy bằng quan sát.
Kiểm tra nồng độ dung dịch trong ắc - quy
Dùng tỷ trọng kế, kiểm tra xem nồng độ dung dịch của tất cả các ngăn là giữa 1.250 và 1.280, khi nhiệt độ của dung dịch ắc-quy là 20 0 C . Chắc chắn rằng sự chênh lệch nồng độ giữa các ngăn là dưới 0.025.
Nếu nhiệt độ dung dịch ắc-quy khác 20 0 C tại thời điểm đo, hãy chuyển đổi nồng độ tại nhiệt độ đó ra nồng độ tại 20 0 C.
- Công thức chuyển đổi: S20(0C) = St + 0.0007 X (t - 20). Trong đó S200 là nồng độ dung dịch tại 20 0 C; S là nồng độ dung dịch tại nhiệt độ đang đo bất kì; và t là nhiệt độ tại thời điểm đo.
- Trình tự kiểm tra tỉ trọng:
Bước 1: Đeo thiết bị bảo vệ mắt thích hợp.
Bước 2: Mở nắp bình ắc - quy.
Bước 3: Bóp cái bầu hút của phù kế và đưa cái đầu hút vào ngăn gần cực dương nhất.
Bước 4: Từ từ thả lỏng bầu hút, hút vừa đủ dung dịch điện phân để làm nổi đầu đo bên trong lên.
Bước 5: Đọc tỉ trọng chỉ trên đầu đo. Đảm bảo rằng đầu đo được nổi lên
hoàn toàn.
- Điểm quan sát màu xanh: bình ắc - quy đã nạp đủ.
- Điểm quan sát màu xanh đen: Bình ắc - quy cần nạp
- Điểm quan sát màu vàng nhạt: bình ắc - quy hư, cần thay thế.
Hình 2.10: Cách đọc tỷ trọng kế.
- Ghi lại giá trị rồi thực hiện lặp lại quá trình cho các ngăn còn lại.
Kiểm tra điện áp hở mạch của bình ắc quy
Dùng một đồng hồ số để kiểm
tra điện áp bình ắc - quy khi hở mạch. Điện áp đo được, và chẩn đoán cho bởi hình bên cạnh.
Hình 2.11: Dùng đồng hồ VOM kiểm tra điện áp bình ắc - quy.
Kiểm tra khả năng chịu tải nặng của ắc - quy
- Khi kiểm tra tình trạng sạc của bình ắc - quy, không cho chúng ta biết được khả năng cung cấp dòng khi khởi động động cơ. Kiểm tra khả năng chịu tải nặng của ắc - quy cho chúng ta biết khả năng phân phối dòng điện của ắc - quy.
Hình 2.12: Kiểm tra khả năng chịu tải nặng của ắc - quy.
- Trước khi kiểm tra tải nặng phải xác định dung lượng bình ắc - quy. Dung lượng bình
ắc - quy ghi trên nhãn bình. Nó có thể biểu diễn bằng CCA (Cold Cranking Amps) hay AH (Amp-Hour).
Hình 2.13: Vị trí đọc thông số ắc - quy.
Qui trình kiểm tra khả năng chịu tải nặng của ắc quy
- Lắp đặt bộ thử tải
- Tăng tải lên bằng núm điều khiển đến khoảng gấp 3 lần AH hay một nửa CCA.
- Duy trì tải không quá 15s, ghi nhận giá trị điện áp.
- Nếu điện áp đọc được là
- 9.6 V hay cao hơn, bình ắc - quy còn tốt.
- 9.5V hay thấp hơn, bình ắc - quy có khiếm khuyết và cần thay thế.
Kiểm tra dòng điện kí sinh trên bình ắc quy
Dòng kí sinh là những dòng nhỏ cần thiết để hoạt động các thiết bị điện khác nhau giống như đồng hồ, bộ nhớ máy tính, cảnh báo mà nó tiếp tục hoạt động khi xe đã ngừng, công tắc máy đã đóng. Tất cả các xe ngày nay đều có dòng kí sinh nó sẽ làm cạn bình ắc - quy nếu không chạy xe và sạc định kì. Vấn đề nảy sinh khi dòng kí sinh vượt quá 35mA.
Để kiểm tra dòng kí sinh quá mức hay tải kí sinh người ta dùng ampe kế. Đảm bảo rằng tất cả các tải điện trong xe đều tắt hết, cửa đóng và chìa khóa xe được rút ra khỏi ổ cắm. Tháo một trong các cáp nối ra khỏi bình ắc - quy, gắn một am-pe kế nối tiếp giữa cọc bình ắc - quy và cáp. Giá trị đọc được nên nhỏ hơn 35mA.
- Nếu dòng lớn hơn chứng tỏ dòng kí sinh đã vượt quá định mức. Một cái gì đó đang nối và gây hết điện bình accu. Ô tô ngày nay cho dòng kí sinh không vượt quá 20mA để duy trì bộ nhớ điện tử và các mạch điện.
Hình 2.14: Kiểm tra dòng ký sinh trên ắc - quy.
LƯU Ý:
- Nếu bình ắc - quy bị gỡ cáp, dòng kí sinh tạm thời có thể tăng lên. Các mạch điện và máy tính thân xe sẽ được kích hoạt và hoạt động trong một khoảng thời gian. Khoảng thời gian kích hoạt này nằm trong khoảng vài giây đến 30 phút. Nếu khi nào có thể thì tránh gỡ cáp bình ắc - quy khi thực hiện phép thử này. Có thể đặt một que đo của đồng hồ am-pe lên một cọc của bình ắc - quy, một que còn lại lên đầu cáp của bình ắc - quy . Cùng lúc đó tháo cáp bình ắc - quy ra.
Kiểm tra dòng rò từ bình ắc quy
Dòng rò không mong muốn là nguyên nhân tại vì sao bình ắc - quy tiếp tục phóng điện mặc dù các thiết bị trên xe không còn được sử dụng. Dòng rò không mong muốn có thể là dòng kí sinh quá mức cho phép hay mặt trên của bình ắc - quy bị ẩm và ôxy hóa quá mức, nó có thể sinh ra một đường dẫn giữa hai cực, gây ra dòng rò, thường là lớn hơn 0.5 V cho một bình tự phóng điện. Nó gọi là dòng rò nắp bình.
Kiểm tra ắc - quy tự phóng điện (dòng rò trên nắp), chúng ta sử dụng một đồng hồ vôn kế loại số. Gắn que âm (màu đen) của đồng hồ vào cực âm của bình ắc - quy, que dương (màu đỏ) vào mặt trên của vỏ ắc - quy. Nếu như điện áp lớn hơn 0.5V, rửa nắp bình ắc - quy bằng dung dịch soda và nước, sau đó lau nước trên mặt bình.
Hình 2.15: Kiểm tra dòng rò của ắc - quy.
Kiểm tra sụt áp ở kẹp cực
Điện trở giữa cọc bình ắc - quy và kẹp cực cũng là một vấn đề của ắc - quy . Mặc dù trông vẫn bình thường nhưng ôxít kim loại và ăn mòn nhẹ có thể gây ra điện trở lớn tại chỗ nối, vì vậy gây ra điện áp rơi và giảm dòng điện qua máy khởi động. Cực bình ắc - quy và kẹp cực nên được lau chùi mỗi khi kiểm tra ắc - quy. Để kiểm tra điện trở chỗ nối, chúng ta thực hiện phép đo điện áp rơi khi khởi động xe. Điện áp rơi phải là 0V. Bất cứ giá trị đọc nào mà lớn hơn 0V đều phải lau chùi điểm và kiểm tra.
Hình 2.16: Kiểm tra độ sụt áp ở kẹp cực.
Tin tức nổi bật

Sửa các lỗi màn hình ô tô

Đèn Báo Lỗi Động Cơ Sáng Trên Ô Tô - Lỗi nhiều chủ xe thường gặp phải

Nguyên nhân & cách xử lý: Ô tô bị ì, vòng tua cao nhưng tốc độ thấp

Sửa Xe Vios Điều Hòa Ô Tô Không Mát & Tiếng Rít Từ Động Cơ

Xử lý chảy dầu và đại tu hệ thống gầm xe ô tô

Nguyên nhân, dấu hiệu & cách khắc phục xe ô tô báo lỗi khí thải

Lỗi chống trơn trượt, cân bằng điện tử ESP

Dấu hiệu hỏng giảm xóc & cách sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế

Xe vào số bị giật khi khởi động và sau khi đi ổn định

Tại sao cần vệ sinh họng nạp & van egr ? Hậu quả ? Phương pháp bắn trấu?

BẢNG GIÁ BÌNH ẮC QUY VARTA NĂM 2024

Báo giá sửa chữa xe công trình năm 2024

Sửa chữa điều hòa ô tô

Sửa điều hòa xe ô tô ở đâu ?

Bảo Dưỡng Xe Hyundai Santafe
