Hưởng dẫn kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa bộ vi sai xe ô tô

Tác giả: Vương Ngọc Thắng Ngày đăng: 07/05/2021

Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của bộ vi sai

Bộ vi sai hoạt động có tiếng ồn khác thường khi vào đường vòng: Khi ô tô hoạt động đi vào đường vòng nghe tiếng ồn ở cụm truyền lực chính, đường vòng càng nhỏ tiếng ồn càng tăng.

* Nguyên nhân
-    Bánh răng vi sai và bán trục: mòn, rỗ, gãy vỡ, thiếu dầu bôi trơn.
-    Điều chỉnh sai khe hở của bánh răng vi sai.

Cơ cấu gài vi sai không có tác dụng: Khi gài vi sai nhưng các bánh xe chủ động không có tác dụng.

* Nguyên nhân
-    Khớp gài vi sai: mòn, gãy, hỏng.
-    Cơ cấu điều khiển gãy, hỏng.
 

Phương pháp kiểm tra, điều chỉnh bộ vi sai ô tô

Kiểm tra bộ vi sai khi vận hành

-    Khi vận hành ô tô váo đường vòng chú ý nghe tiếng hú, ồn khác thường ở cụm truyền lực chính, nếu có tiếng hú khác thường và ồn cần kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
-    Khi gài khoá vi sai và vận hành, kiểm tra cơ cấu khoá vi sai có tác dụng hoạt động b. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở bên của các bánh răng
-    Kiểm tra: Sau khi lắp đầy đủ bộ vi sai và vặn chặt đai ốc hãm vỏ đủ lực quy định. Dùng căn lá đúng khe hở tiêu chuẩn ( = 0,05 - 0,2 mm) để kiểm tra.
-    Điều chỉnh: Nếu khe hở không đúng tiêu chuẩn cần thay đổi các vòng đệm để đạt khe hở yêu cầu.

Sửa chữa bộ vi sai

Vỏ bộ vi sai

-    Hư hỏng chính của vỏ bộ vi sai: nứt, mòn các lỗ lắp ổ bi, các lỗ ren và đai ốc hãm ổ bi côn.
-    Kiểm tra: Dùng thước cặp và pan me để đo độ mòn của các lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật (không lớn hơn 0,02mm). Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài vỏ bộ vi sai.

-    Sửa chữa

sua-chua-bo-vi-sai

+ Các lỗ lắp chốt chữ thập mòn quá giới hạn cho phép tiến hành mạ thép sau đó doa lại lỗ theo kích thước danh định.
+ Các vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị chờn hỏng có thể hàn đắp, sửa nguội và ta rô lại ren. Các vết nứt có tổng chiều dài vượt quá 100 mm thì phải thay vỏ mới.

Chốt chữ thập

-    Hư hỏng chốt chữ thập: nứt, mòn bề mặt lắp các bánh răng.
-    Kiểm tra: Dùng pan me, để đo độ mòn của của trục (độ mòn của trục không lớn hơn 0,02 mm) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt.
-    Sửa chữa: Chốt chữ thập mòn bề mặt lắp bánh răng có thể phục hồi bằng mạ thép hoặc hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định.

Các bánh răng và cơ cấu khoá vi sai

-    Hư hỏng các bánh răng và cơ cấu hãm vi sai: nứt, gãy răng, mòn rỗ bề mặt răng và các chi tiết cơ cấu khoá vi sai.
-    Kiểm tra: dùng dây chì, đồng hồ so để đo độ mòn bánh răng (0,06 - 0,20 mm) và các chi tiết cơ cấu khoá và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. 

Hình 6.5. Kiểm tra độ mòn các bánh răng vi sai

+ Các chi tiết có vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị chờn hỏng có thể hàn đắp, sửa nguội và ta rô lại ren. Các vết nứt có tổng chiều dài vượt quá 100 mm thì phải thay thế.
+ Các bánh răng: bị nứt, mòn bề mặt răng và phần then hoa quá giới hạn cho phép cần được thay mới.


 

Bạn đang xem: Hưởng dẫn kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa bộ vi sai xe ô tô
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý