Hướng dẫn kiểm tra, sửa chữa cầu chủ động xe ô tô

Tác giả: Vương Ngọc Thắng Ngày đăng: 07/05/2021

Phương pháp kiểm tra và sửa chữa cầu chủ động

a. Kiểm tra và điều chỉnh bánh răng chủ động (hình 6.1)
-    Kiểm tra: sau khi lắp đầy đủ bánh răng chủ động, các ổ bi côn, ống phân cách, các vòng đệm, mặt bích then hoa vào vỏ truyền lực chính (chưa lắp bánh răng bị động) và vặn chặt đai ốc hãm mặt bích đủ lực quy định. Dùng lực kế móc kéo mặt bích quay với một lực đúng quy định, nếu không đúng tiêu chuẩn cần điều chỉnh các vòng đệm.
-    Điều chỉnh: Nếu lực quay bích

Hình 6.1. Kiểm tra và điều chỉnh bánh nhỏ hơn tiêu chuẩn cần thêm đệm điều răng chủ động chỉnh, lực quay lớn hơn cần tháo bớt đệm điều chỉnh. 

b.    Kiểm tra và điều khe hở bên của bánh răng bị động (hình 6.2)

-    Kiểm tra: Sau khi lắp đầy đủ bánh răng chủ động và bánh răng bị động vào vỏ truyền lực chính, vặn vừa chặt một bu lông hãm nắp của đai ốc điều chỉnh hai bên
bánh răng bị động ở vị trí chéo nhau, để dễ xoay đai ốc điều chỉnh. Gắn cố định đồng hồ so và tựa đầu kim lên bề mặt cạnh của vành răng, xoay hai đai ốc điều chỉnh ở vị trí trung gian sau đó xoay lắc bánh răng bị động ở các vị trí và quan sát các trị số đo trên đồng hồ so để biết khe hở bên và so với tiêu chuẩn cho phép (0,13 - 0,18 mm) và tiến hành điều chỉnh.

Hình 6.2. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở bên

-    Điều chỉnh: khi khe hở bên không đúng tiêu chuẩn cho phép, tiến hành điều chỉnh xoay các đai ốc điều chỉnh (một bên vặn vào thì bên kia phải vặn ra) sao cho khe hở đạt yêu cầu. Loại truyền lực chính chỉ có các đệm điều chỉnh mà không có đai ốc điều chỉnh thì tiến hành thay đổi số đệm từ bên này bánh răng qua bên kia bánh răng (tổng số đệm không đổi) cho đến khi đạt khe hở yêu cầu. Sau đó vặn chặt các bu lông hãm đai ốc và ổ bi côn.

c.    Kiểm tra và điều chỉnh khe hở và vết tiếp xúc của bánh răng chủ động và bánh răng bị động (hình 6.3)

-    Kiểm tra: ( tương tự như khi kiểm tra khe hở bên của bánh răng bị đông)
Sau khi lắp đầy đủ bánh răng chủ động và bánh răng bị động vào vỏ truyền lực chính. Dùng dây chì có đường kính 2 mm kẹp vào giữa hai bánh răng và quay hai bánh răng, sau đố lấy dây chì ra kiểm tra độ dày so với tiêu chuẩn khe hở cho phép. Nếu khe hở đúng tiêu chuẩn tiếp tục kiểm tra vết tiếp xúc giữa hai bánh răng, bằng cách quét một lớp bột nhôm màu đỏ có pha dầu nhờn đặc lên bề mặt răng của bánh răng bị động và quay bánh răng ăn khớp với bánh răng chủ động vài vòng sau đó quan sát vết tiếp xúc trên bề mặt răng của bánh răng bị động và so với tiêu chuẩn cho phép (hình 6.3) và tiến hành điều chỉnh bánh răng bị động 

Hình 6.3. Kiểm tra vết tiếp xúc bánh răng

a) Kiểm tra    b) Điều chỉnh

-    Điều chỉnh (hình 6.3.b): Khi khe hở ăn khớp và vết tiếp xúc của bánh răng chủ động và bị động không đúng tiêu chuẩn cho phép, tiến hành điều chỉnh thêm hoặc bớt số đệm điều chỉnh của bánh răng chủ động và thay đổi số đệm của bánh răng bị động (từ bên này bánh răng qua bên kia bánh răng) cho đến khi đạt khe hở và vết tiếp xúc đạt yêu cầu.

Sửa chữa cầu chủ động

Trục và bánh răng chủ động (bánh răng quả dứa)

-    Hư hỏng: nứt, mòn bề mặt lắp ổ bi côn và các răng côn xoắn, mòn phần then hoa của trục và mặt bích.
-    Kiểm tra: dùng dây chì, pan me, để đo độ mòn của bánh răng và phần then hoa của trục (độ mòn của trục không lớn hơn 0,02 mm và khe hở giữa hai bánh răng chủ động, bị động không lớn hơn 0,4 mm) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt.
-    Sửa chữa
+ Trục và bánh răng chủ động: bị nứt, mòn bề mặt răng và phần then hoa quá giới hạn cho phép cần được thay mới.
+ Các cổ trục lắp bi, bề mặt răng bị rỗ nhẹ có thể phục hồi bằng mạ thép hoặc hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định.

Bánh răng bị động (bánh răng vành chậu)

-    Hư hỏng bánh răng bị động: nứt, gãy răng, mòn rỗ bề mặt răng, vênh vành răng.
-    Kiểm tra: dùng dây chì, đồng hồ so để đo độ mòn và vênh của vành bánh răng và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt.
-    Bánh răng bị nứt, mòn suốt chiều dài răng, mặt đầu bị sứt mẻ phải được thay mới.
-    Bánh răng bị nứt, mòn rỗ nhẹ về phía chân răng có thể phục hồi bằng hàn đắp sau đó sửa nguội bằng đá mài đạt hình dạng ban đầu.
-    Vành răng bị vênh bề mặt bên có thể gia công mài hết vênh.

Hình 6.4. Kiểm tra bánh răng bị động

a) Kiểm tra khe hở bên    b) Kiểm tra độ vênh 

Vỏ cầu chủ động (vỏ truyền lực chính)

-    Hư hỏng chính của vỏ truyền lực chính: nứt, mòn các lỗ và phần trục lắp ổ bi, chờn hỏng các ren và đai ốc hãm ổ bi côn.
-    Kiểm tra: dùng thước cặp và pan me để đo độ mòn của các lỗ, trục so với tiêu chuẩn kỹ thuật ( không lớn hơn 0,02 mm). Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài vỏ truyền lực chính.
-    Sửa chữa
+ Các lỗ lắp bi mòn quá giới hạn cho phép tiến hành mạ thép hoặc lắp ống lót sau đó doa lại lỗ theo kích thước danh định, các vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị chờn hỏng có thể hàn đắp, sửa nguội và gia công lại ren. Các vết nứt có tổng chiều dài vượt quá 100 mm thì phải thay vỏ mới.
+ Mòn phần lắp ổ bi và chờn hỏng ren có thể hàn đắp gia công lại đường kính và ren.
+ Bề mặt của vỏ (loại rời) bị mòn, vênh tiến hành mài hoặc dũa hết vênh.

Các ổ bi côn

-    Hư hỏng: ổ bi côn bị mòn, rỗ các viên bi, vòng trong và vòng ngoài.
-    Kiểm tra: Dùng kính phóng đại hoặc bằng sơn pha loãng, để kiểm tra các vết rỗ, độ mòn. Sau đó so với tiêu chuẩn kỹ thuật để thay thế.
-    Sửa chữa: ổ bi côn bị mòn, rỗ các viên bi, vòng trong và vòng ngoài đều được thay thế.
 

Bạn đang xem: Hướng dẫn kiểm tra, sửa chữa cầu chủ động xe ô tô
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý