Hướng dẫn sửa chữa hệ thống nâng hạ cửa kính và ăng ten xe ô tô

Tác giả: Vương Ngọc Thắng Ngày đăng: 06/05/2021

KIỂM TRA HỆ THỐNG NÂNG HẠ CỬA KÍNH, ĂNG-TEN XE Ô TÔ

Phương tiện - dụng cụ - thiết bị phục vụ kiểm tra hệ thống nâng hạ cửa kính và ăng ten xe ô tô

  • Sơ đồ cấu tạo bên trong các bộ phận của hệ thống nâng hạ cửa kính, ăng – ten. Sa bàn hệ thống nâng hạ cửa kính, ăng – ten.
  • Mô – tơ nâng hạ cửa kính, mô – tơ nâng hạ ăng - ten, công – tắc điều khiển nâng hạ cửa kính và điều khiển nâng hạ ăng – ten.

Nội dung công việc sửa chữa hệ thống nâng hạ cửa kính và ăng ten xe ô tô

  • Xác định chân ra, vẽ sơ đồ chân ra công tắc phụ
  • Sơ đồ đấu mạch 1 công tắc phụ và 1 motor nâng hạ kính
  • Đấu mạch
  • Xác định chân ra, vẽ sơ đồ chân ra công tắc chính
  • Vẽ sơ đồ đấu mạch 1 công tắc chính và 2 motor nâng hạ kính (1 motor tài, 1 motor khách)
  • Đấu mạch

Lưu ý: Khi đấu mạch nhớ dùng băng keo đen để quấn các chỗ nối. Sử dụng cầu chì trên đường dây chính cấp nguồn

Tổng quan hệ thống nâng hạ kính

  • HT nâng hạ kính gồm công tắc tổng của tài xế, và các công tắc phụ của hành khách.
  • Công tắc tổng của tài xế có thể điều khiển được tất cả các kính của hành khách
  • Tuỳ theo đời xe, hãng xe mà các chế độ có thể khác nhau. Nhưng tất cả có một điểm chung (về vấn đề an toàn) là khi tài xế nhấn Lock thì tất cả các cửa hành khách đều không điều khiển được

Sơ đồ hệ thống nâng hạ kính loại cơ.

Xác định chân ra các công tắc tổng lên xuống kính

  • Công tắc hành khách

Công tắc hành khách tham khảo.

  • Kiểm tra công tắc hành khách:
    • Sử dụng đồng hồ VOM đo công tắc hành khách
    • Sơ đồ chân ra công tắc hành khách dạng bảng (như gợi ý hình 2)
    • Từ sơ đồ chân ra dạng bảng, vẽ đấu dây với 1 motor nâng hạ kính
    • Đưa GV kiểm tra lại sơ đồ
    • Đấu dây. Lưu ý: Phải sử dụng cầu chì để đấu dây để phòng tránh hư hại thiết bị.
  • Công tắc tổng :

Công tắc tổng tham khảo

  • Xác định chân ra công tắc tổng tài xế (áp dụng cho công tắc dạng cơ): Tham khảo 1 trong các cách sau

Cách 1: (lưu ý số chân, tên chân chỉ mang tính chất minh họa; cần phải ghi nhận cụ thể cho từng công tắc đo)

  • Khi bật Unlock: Dùng VOM đo thông mạch tất cả các chân, tìm được 2 nhóm chân. Nhóm 1 gồm các chân thông với nhau 1, 2, 3, 5, 7, 8, 9, 10, 11 ,12. Nhóm 2 gồm 2 cặp chân 13, 14 không thông nhau. Cặp 4, 6 thông nhau
  • Chế độ Unlock, công tắc hành khách 1: Ta đo được cặp 1, 2 thông với 4, 6
  • Chế độ Unlock, công tắc hành khách 2: Ta đo được cặp 3, 5 thông với 4, 6
  • Chế độ Unlock, công tắc hành khách 3: Ta đo được cặp 7, 8 thông với 4, 6
  • Chế độ Lock: Cấp nguồn dương vào chân 4 hoặc 6, âm vào chân 10 hoặc 11. Ở chế độ công tắc tài Up ta được chân 4 thông chân 9. Ở chế độ công tắc tài Down ta được chân 4 thông chân 12.
  • Vậy ta được chân đưa về motor hành khách: 1, 2, 3, 5, 7, 8. Chân đưa về motor tài: 9, 12. Dương chân 4,6; âm chân 10, 11

Cách 2:

  • Bật Unlock dùng đồng hồ VOM đo thông mạch tất cả các chân. Có 9 chân thông nhau, là các chân âm chung
  • Bật Lock dùng đồng hồ VOM đo thông mạch tất cả các chân, có 2 nhóm thông nhau: + 6 chân thông nhau àvề công tắc phụ  + 3 chân thông à về công tắc Auto
  • Dùng VOM đo thông mạch 1 trong 3 chân của 3 chân thông nhau với các chân còn lại (ngoài 9 chân thông ở trên; tức là 2 chân dương). Khi bật lên hoặc xuống công tắc Auto, chân nào thông với nhóm 3 chân thông ở trên là chân dương.

Kiểm tra tổng quát các bộ phận hệ thống nâng hạ cửa kính trên xe

  • Kiểm tra tổng quát

Vị trí rơ-le và công tắc điều khiển hệ thống nâng hạ cửa kính trên xe.

  • Công tắc điều khiển chính (ở vị trí tài xế)

Công tắc điều khiển chính của tài xế.

  • Công tắc điều khiển của hành khách:

Công tắc điều khiển kính của hành khách.

  • Mô – tơ nâng hạ cửa kính

Mô-tơ nâng hạ kính.

  • Bộ nâng hạ cửa kính

Bộ nâng cửa kính.

  • Khảo sát hệ thống nâng hạ ăng-ten

Hệ thống âm thanh trên ôtô.

  • Mô-tơ nâng hạ ăng-ten

Mô-tơ nâng hạ ăng-ten.

Xác định các chân ra của mô-tơ nâng hạ cửa kính, mô-tơ nâng hạ ăng-ten, công tắc điều khiển nâng hạ cửa kính và điều khiển nâng hạ ăng-ten:

  • Xác định chân ra công tắc điều khiển chính:

Công tắc điều khiển chính.

Bước 1: Để công tắc ở vị trí ban đầu (chưa điều khiển).

Bước 2: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch tất cả các chân, ta xác định được 2 cụm chân ra: cụm chân chứa chân (+) chung và cụm chứa chân mát chung (các chân nối mô-tơ, công tắc phụ).

Hình 12: Công tắc ở chế độ Unlock.

Bước 3: Nhấn Window lock, đo cụm chân mát chung tìm được cụm chứa 6 chân đi vào công tắc phụ và 1 cụm chứa 2 chân  đi xuống mô-tơ tài xế và chân mát chung.

Bước 4: Nhấn công tắc điều khiển kính tài xế. Đo thông mạch lần lượt các chân của cụm chân chứa chân (+) chung với chứa 2 chân  đi xuống mô-tơ tài xế và chân mát chung à Ta xác định đồng thời được chân (+) chung, 2 chân mô-tơ tài xế, chân mát chung.

Công tắc ở chế độ Lock.

Bước 5: Đo thông mạch lần lượt chân (+) chung vừa tìm được với 6 chân đi vào công tắc phụ chung à xác định chính xác các chân ra ứng với từng chế độ, vị trí điều khiển.

Xác định chân ra công tắc lên xuống bên phụ

  • Bước 1: Để công tắc ở vị trí ban đầu (chưa điều khiển).
  • Bước 2: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch tất cả các chân, ta xác định 2 cặp chân thông mạch, chân còn lại là (+).
  • Bước 3: Nhấn công tắc điều khiển, đo thông mạch chân (+) với 1 trong 2 chân của cặp chân vừa tìm được, ta xác định được chân đi vào công tắc tổng và chân đi xuống điều khiển mô-tơ.

Xác định chân ra của mô-tơ nâng hạ kính: Cấp nguồn vào bất kì 2 chân để xác định chiều nâng lên, đưa xuống của mô-tơ.

Xác định chân ra của công tắc nâng hạ ăng-ten:

  • Bước 1: Bật công tắc ở chế độ OFF. Đo thông mạch các chân, có 2 cặp thông nhau: A, D và B, E.
  • Bước 2: Bật công tắc đi lên. Đo thông mạch các chân có 2 cặp thông nhau: A, D và C, E.
  • Bước 3: Bật công tắc đi xuống. Đo thông mạch các chân có 2 cặp thông nhau: B, E và C, D.

Sơ đồ công tắc nâng hạ ăng-ten.

Kiểm tra mô-tơ nâng hạ cửa kính, mô-tơ nâng hạ ăng-ten, công tắc điều khiển nâng hạ cửa kính và điều khiển nâng hạ ăng-ten:

Kiểm tra mô-tơ nâng hạ cửa kính

  • Mắc chân 1, 2 của mô tơ (mô-tơ nâng hạ kính có 2 chân: chân đỏ và chân đen) vào cực (+) và cực (-) như hình a kiểm tra mô-tơ quay theo ngược chiều kim đồng hồ.
  • Mắc chân 1, 2 của mô-tơ vào cực (+) và cực (-) như hình b kiểm tra mô-tơ quay theo chiều kim đồng hồ.
  • Nói chung, khi ta cấp điện vào 2 đầu mô-tơ và đảo đầu cấp ngược lại thì mô-tơ cũng đảo chiều quay à tốt.

Kiểm tra hoạt động mô-tơ nâng hạ kính.

  • Kiểm tra hoạt động vít lưỡng kim:

Kiểm tra quá trình mở của vít lưỡng kim.

  • Mắc mạch như sơ đồ trên. Kiểm tra hoạt động của vít lưỡng kim trong vòng 40 giây
  • Đợi khoảng 60 giây kiểm tra vit lưỡng kim đóng lại.

Kiểm tra quá trình đóng của vít lưỡng kim.

Kiểm tra mô-tơ nâng hạ ăng-ten: Kiểm tra tương tự như kiểm tra mô-tơ nâng hạ kính.

  • Nối chân số 1 của giắc mô-tơ vào dương ắc – quy.
  • Nối chân số 4 của giắc mô-tơ vào âm ắc – quy.
  • Kiểm tra rằng mô-tơ đẩy ăng-ten đi lên (3-5 giây).
  • Đổi ngược chân lại kiểm tra rằng mô-tơ kéo ăng-ten đi xuống (3-5 giây).

Kiểm tra mô-tơ nâng hạ ăng-ten.

Kiểm tra công tắc điều khiển nâng hạ cửa kính, công tắc nâng hạ ăng-ten: Thực hiện công việc xác định chân như đã nêu ở trên, nếu không thông mạch như sơ đồ à kiểm tra lại các tiếp điểm bên trong công tắc, tiếp điện ở các đầu giắc nối…

Bạn đang xem: Hướng dẫn sửa chữa hệ thống nâng hạ cửa kính và ăng ten xe ô tô
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý