[Kiến thức ô tô] Phân loại xe ô tô

Tác giả: Vương Ngọc Thắng Ngày đăng: 13/02/2021

Ô tô là gì ?

Ô Tô là phương tiện phổ biến trên thế giới, tuy nhiên ô tô phục vụ nhiều mục đích khác nhau chứ không phải đơn giản chỉ là phục vụ mục đích di chuyển hay giao thông. Chính vì thế cần phải phân loại xe ô tô để dễ dàng hơn trong việc quản lí phương tiện này.

Trong bài trình bày này, chúng tôi cố gắng đưa ra một vài hướng dẫn giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về lĩnh vực này.

Nội dung:

1. Phân loại xe theo hình dáng/ kiểu thân xe

2. Phân loại xe theo phương pháp dẫn động

3. Phân loại xe theo kiểu truyền lực

4. Phân loại xe theo cấu trúc thân xe

5. Phân loại theo số lượng khoang

6. Phân loại xe theo hệ thống lái

7. Phân loại xe theo hệ thống treo

8. Phân loại xe theo năng lượng chuyển động

Phân loại xe theo hình dáng/ kiểu thân xe ô tô

Các kiểu thân xe phổ biến

Thân xe là bộ phận của xe dùng để chở người hoặc hàng hóa. Có rất nhiều kiểu thân xe khác nhau. Các kiểu thân xe phổ biến như trên hình ảnh gồm có:

1. Sedan

2. Coupe

3. Lift back (Hatch back)

4. Hardtop

5.Convertible

6. Pickup

7. Van and wagon

Kiểu sedan

Xe sedan là loại xe du lịch được chú trọng vào tiện nghi của hành khách và lái xe

Kiểu Coupe 

Xe Coupe là loại xe thể thao được chú trọng vào kiểu dáng và tính năng

Kiểu Liftback hay còn gọi là Hatchback

Xe Hatchback là loại xe về cơ bản tương tự như loại xe Coupe khu vực dành cho người và hàng hóa được gắn liền với nhau. Cửa hậu và cửa sổ hậu mở ra vào cùng với nhau

Kiểu Hardtop

Đây là loại xe sedan không có khung cửa sổ cũng như trụ đỡ giữa

Kiểu Convertible

Đây là loại sedan hay coupe mà có thể lái xe với trần xe cuốn lên hay hạ xuống

Kiểu Pickup

Xe Pickup là loại xe tải nhẹ có khoang động cơ kéo dài về phía trước của ghế lái xe

Kiểu Van hay Wagon

Loại xe này có không gian cho hành khách và hàng hóa liền nhau. Nó chở được nhiều người hay nhiều hàng hóa. Van chủ yếu chở hàng, còn wagon chủ yếu để chở người.

Tóm tắt các kiểu xe thông dụng:

STT

Tên gọi tiếng Anh

Tên tiếng Việt

Đặc điểm

1

Sedan/ Saloon

Xe du lịch

Dòng xe cơ bản, vỏ cứng, 2÷4 cửa, 4÷5 chỗ ngồi.

Khoảng sáng gầm xe thường không vượt quá 18cm, máy đặt trước và cốp xe phía sau.

Nếu chiều dài xe lớn hơn 5.4m à được gọi là xe Limousine.

2

Coupe

Xe 2 cửa

Xe vỏ cứng, 2 cửa, 2 chỗ ngồi. Sau này thêm 2 chỗ sau và có thể thêm 1 cửa phía sau (như xe Mini cooper của hãng BMW)

3

Convertible/ Cabriolet

Xe mui gập

Xe với mui trên có thể gập xuống thành xe mui trần, 2 cửa, 2÷4 chỗ ngồi

4

Roadster

Xe thể thao

Xe nhỏ có động cơ công suất lớn và hình dáng khí động học, 2 cửa, 2 chỗ ngồi

5

Coupe cabriolet

 

Kết hợp giữa kiểu Coupe và Cabriolet

6

Hatchback

Xe cửa lật

Xe có 5 cửa (một cửa phía sau xe)

STT

Tên gọi tiếng Anh

Tên tiếng Việt

Đặc điểm

7

Wagon

Xe hòm

Dạng xe giống hatchback nhưng dài hơn vì dùng chung platform với một mẫu xe sedan nhất định

8

    MPV

Xe đa dụng

Viết tắt của Multi-purpose vehicle, là dòng xe đa dụng có thân hình giống như một chiếc xe Van nhưng có cửa hông và cửa sổ phía sau.

Xe được thiết kế thân cao để có nội thất rộng với 3 hàng ghế đủ chỗ cho 7 người hoặc nhiều hơn

9

SUV/Offroad car

Xe thể thao việt dã

Viết tắt của Sport utility vehicle, là loại xe thể thao đa dụng 2 cầu chủ động (gầm cao, bánh xe lớn), kết hợp tính năng chở người của loại xe mini-van với khả năng chở hàng hóa của một xe việt dã

10

Cross-over

 

Là loại xe mang hình thức SUV nhưng có kích thước nhỏ hơn và dựa trên cơ sở gầm bệ của xe sedan.

Lợi thế của loại xe này so với SUV là việc tiêu thụ ít nhiên liệu hơn, nhưng tính năng vận hành không hề thua kém và có thể chở tối đa 8 người 

STT

Tên gọi tiếng Anh

Tên tiếng Việt

Đặc điểm

11

Pick-up

 

Xe bán tải, có khoang chuyên dùng hở nóc phía sau, 2÷4 cửa bên

12

Van

 

Loại xe chủ yếu dùng để chở hàng, có hoặc không có cửa bên.

Năng lực chuyên chở từ 7÷12 người hoặc hơn 1 tấn hàng hóa

13

Truck

Xe tải nhẹ, còn gọi là “bán tải”

Chỉ các nhóm xe tải dưới 3 tấn, có 2 cửa, phần lớn là 2 cầu chủ động (4WD)

14

_

Các kiểu xe khác

Ví dụ như: xe tải – xe chở container – xe rơ-mooc – xe chuyên dụng…

Các mẫu hình ảnh minh họa:

Sedan

Toyota Camry

Toyota Camry

Honda Civic

Ford Mondeo

Limousine

Coupe

Convertible/Cabriolet

Roadster

Coupe Cabriolet/ Coupe Convertible

Hatchback

Station wagon

Multi - purpose Vehicle (MPV)/ Minivan

Sport utilities vehicle (SUV)

Cross-over

Pick-up

Van

Truck

Các kiểu xe khác

Phân loại xe theo phương pháp dẫn động

1. FF: động cơ đặt trước – bánh trước chủ động 

2. FR: động cơ đặt trước – bánh sau chủ động (Crown, Lexus LS 400..)

3. MR: động cơ đặt giữa – bánh sau chủ động (MR2..)  

4. 4WD: dẫn động 4 bánh hay 4 bánh chủ động (Land cruiser..

Kết cấu khung xe của các phương pháp dẫn động:

  FR 
  FF
  MR 

Phân loại xe theo kiểu truyền lực

   M/T: Hộp số thường

   A/T: Hộp số tự động 

   CVT: Hộp số vô cấp (Continuously variable transmission) 

Phân loại theo kiểu cấu trúc thân xe

Hai loại cấu trúc thân xe cơ bản:

A. Thân xe dạng khung: Loại kết cấu này bao gồm thân xe và khung xe ( trên đó có lắp động cơ, hộp số và hệ thống treo) tách rời

B. Thân xe dạng vỏ: Loại kết cấu này bao gồm thân xe và khung xe được gắn liền thành 1 khối. Toàn bộ thân xe chắc khỏe dưới dạng 1 khối thống nhất

Thân xe tổ hợp (Monocock body)

Các kiểu thân xe tổ hợp: 

FR, FF, MR

 Thân xe độc lập (Frame type body):

Thân xe GOA (Global Outstanding Assessment)

Cấu tạo cơ bản của thân xe:

GOA ( Được đánh giá hoàn hảo trên toàn cầu) 

GOA được hiểu là các tiêu chuẩn an toàn về va đập chặt chẽ do Toyota thiết kế để phân loại các dạng khác nhau của cấu trúc tai nạn. Nó bao gồm thân xe hấp thụ năng lượng va đập hàng đầu thế giới và khoang hành khách có độ cứng vững cao

Phần thân xe trước và sau có thể chùn lại và các khu vực khoang hành khách cứng vững cao sẽ hấp thụ một cách có hiệu quả và phân tán năng lượng của va chạm. Do đó, loại thân xe an toàn khi va đập này sẽ giảm đến mức thấp nhất sự biến dạng của khoang hành khách.

Phân loại xe theo số lượng khoang 

Khoang cho động cơ, khoang cho hàng hóa của thân xe được chia sơ bộ như sau:

1. Xe có 3 khoang riêng biệt: động cơ, hành khách, hàng hóa

2. Xe có 2 khoang: hành khách/hàng hóa liền nhau

3. Xe có 1 khoang hành khách/ hành lý liền nhau với động cơ nằm dưới sàn

Phân loại xe theo số lượng khoang 

Xe có 3 khoang riêng biệt

Khoang động cơ

Khoang hành khách

Khoang hành lý

Xe có 2 khoang riêng biệt

Khoang động cơ

Khoàng hành khách và khoang hành lý liền nhau

Xe chỉ có 1 khoang duy nhất:

Khoang hành khách và hành lý liền nhau, động cơ nằm bên dưới  

Phân loại xe theo hệ thống lái

Hệ thống lái 2 bánh trước(loại cổ điển): Ví dụ xe Camry 2007

Hệ thống lái 4 bánh - 4WS

Phân loại xe theo hệ thống treo

Có 2 loại hệ thống treo phụ thuộc vào cách đỡ các bánh xe 

1. Hệ thống treo phụ thuộc

2. Hệ thống treo độc lập

Phân loại xe theo năng lượng chuyển động

 Các nguồn năng lượng chuyển động: 

1. Động cơ xăng: gồm 2 loại (sử dụng Bộ chế hòa khí & HT phun xăng điện tử) 

2.  Động cơ diesel

3.  Động cơ điện

4.  Động cơ Hybrid: kiểu kết hợp giữa động cơ xăng & động cơ điện

5. FCHV (Fuel cell vehicle): một kiểu động cơ lai loại tế bào nhiên liệu

Động cơ xăng

Xe sử dụng động cơ xăng. Loại xe ô tô này hoạt động bằng động cơ sử dụng nhiên liệu xăng. Do động cơ xăng tạo ra công suất lớn đồng thời nó có kích thước nhỏ gọn, nên chúng được sử dụng rộng rãi trên các loại xe du lịch

Ngoài ra người ta còn sử dụng động cơ CNG, động cơ LPG và động cơ chạy bằng nhiên liệu cồn, chúng sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau

CNG: Khí ga nén tự nhiên

LPG: Khí ga hóa lỏng

1. Động cơ

2. Bình nhiên liệu (nhiên liệu xăng)

Động cơ diesel

Xe sử dụng động cơ diesel

Loại xe ô tô này hoạt động bằng động cơ sử dụng nhiên liệu diesel. Do động cơ diesel tạo ra moomen xoắn lớn và có tính kinh tế nhiên liệu tốt, nên chùng được sử dụng rộng rãi trên các loại xe tải và xe SUV

SUV: xe đa dụng kiểu thể thao

1. Động cơ

2. Bình nhiên liệu (nhiên liệu diesel)

Động cơ điện

Xe ô tô sử dụng năng lượng điện (EV)

Loại xe ô tô này sử dụng nguồn điện của ắc quy để vận hành mô tơ điện. Thay vì sử dụng nhiên liệu, ắc quy cần được nạp lại điện. Loại xe này mang lại nhiều lợi ích, như không gây o nhiễm và phát ra tiếng ồn thấp khi hoạt động. Hệ thống dẫn động bánh xe cùng điện 290V, ngoài ra các thiết bị khác dùng điện 12V. Sơ đồ mô tả hệ thống EV của Toyota

1. Bộ điều khiển công suất

2. Mô tơ điện

3. Ắc quy

Động cơ Hybrid

Xe sử dụng động cơ lai (Hybrid)

Loại xe ô tô này được trang bị với những nguồn năng lượng chuyển động khác nhau, nhu động cơ xăng và mô tơ điện. Do động cơ xăng phát ra điện năng,loại xe ô tô này không cần nguồn bên ngoài để nạp điện cho ắc quy. Hệ thống dẫn động bánh xe dùng điện 270V, ngoài ra các thiết khác dùng điện 12V. 

Ví dụ: Khi khởi hành, xe sử dụng mô tơ điện, mô tơ này tạo ra công suất cao mặc dù tốc độ thấp. Khi xe tăng tốc, nó sẽ vận hành động cơ xăng, động cơ này có hiệu quả hơn ở tốc độ cao hơn. Bằng cách sử dụng tối ưu cả hai nguồn năng lượng chuyển động như trên, sẽ đạt được hiệu quả trong việc giảm ô nhiễm do khí xả và nâng cao tính kinh tế


1. Động cơ

2. Bộ đổi điện

3. Hộp số

4. Bộ chuyển đổi

5. Ắc quy

Động cơ lai loại tế bào nhiên liệu - FCHV

Xe sử dộng động cơ lai loại tế bào nhiên liệu (FCHV)

Loại xe ô tô này sử dụng năng lượng tạo ra khi nhiên liệu hydro phẩn ứng với oxy trong không khí sinh ra nước. Do nó chỉ thải ra nước, nó được coi là tốt nhất trong những loại xe có mức ô nhiễm thấp và nó được tiên đoán sẽ trở thành nguồn năng lượng chuyển động cho thê hệ ô tô tiếp theo

Sơ đồ mô tả hệ thống Hybrid tế bào nhiên liệu của Toyota

1. Bộ điều khiển công suất

2. Mô tơ điện

3. Bộ tế bào nhiên liệu

4. Hệ thống lưu Hydro

5. Ắc quy phụ


 

 

Bạn đang xem: [Kiến thức ô tô] Phân loại xe ô tô
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý