KIẾN THỨC VỀ VÔ LĂNG - TAY LÁI TRÊN XE Ô TÔ

Tác giả: Vương Ngọc Thắng Ngày đăng: 28/04/2022

KIỂM TRA CƠ BẢN VÔ LĂNG - TAY LÁI XE Ô TÔ

VÔ LĂNG Ở VỊ TRÍ TRUNG GIAN 

1.    Kiểm tra xem cụm bánh răng hệ thống lái, cụm trụ lái và vô-lăng được lắp đúng vị trí không.    
2.    Kiểm tra xem góc đặt bánh xe nằm trong thông số không. Tham khảo FSU-8, "Kiểm tra".
3.    Đặt xe ở vị trí thẳng phía trước và xác nhận vô-lăng ở vị trí trung gian.
•    Nới lỏng đai ốc khóa rô-tuyn lái ngoài và xoay đều rô-tuyn lái trong sang trái và sang phải để điều chỉnh cho phù hợp nếu vô-lăng không ở vị trí trung gian.
LƯU Ý:
Nếu sử dụng rô-tuyn lái trong để điều chỉnh thì cần kiểm tra cân chỉnh góc đặt bánh xe sau khi điều chỉnh. Tham khảo FSU-8, "Kiểm tra".

LỰC QUAY VÔ-LĂNG

1.    Đỗ xe ở khu vực khô ráo bằng phẳng, đặt phanh đỗ.    
2.    Lốp xe cần được bơm đến áp suất tiêu chuẩn thường. Tham khảo WT-9, "Áp suất Lốp xe".
3.    Tháo mô-đun túi khí phía người lái. (Loại có túi khí). Tham khảo ST-11, "CÓ TÚI KHÍ : Tháo và Lắp".
4.    Khởi động động cơ.
5.    Điều chỉnh nhiệt độ dầu trợ lực lái lên mức thích hợp để vận hành.

Nhiệt độ Dầu    : 50 – 80C (122 – 176F)

6.    Kiểm tra lực quay vô-lăng khi vô-lăng được xoay 360° từ vị trí trung gian

Lực quay vô-lăng    : Tham khảo ST-35, "Vô-Lăng".

LỰC TRƯỢT THANH RĂNG

1.    Tháo khớp nối dưới ra khỏi cụm bánh răng hệ thống lái. Tham khảo ST-19, "Tháo và Lắp".    
2.    Tháo rô-tuyn lái ngoài ra khỏi khớp nối hệ thống lái. Tham khảo ST-25, "Tháo và Lắp".
3.    Chạy động cơ ở chế độ không tải và điều chỉnh nhiệt độ dầu bình chứa tới nhiệt độ phòng [nhiệt độ dầu khuyên dùng.    

Nhiệt độ Dầu    : 50 – 80C (122 – 176F)

4. Khi kéo rô-tuyn lái ngoài một cách chậm rãi trong phạm vi ±11,5 mm (±0,453 in) từ vị trí trung gian, đảm bảo lực trượt thanh răng trong thông số kỹ thuật.

Lực trượt thanh răng : Tham khảo ST-36, "Bánh răng và Thanh nối Hệ thống lái".
•    Nếu lực trượt bánh răng nằm ngoài thông số kỹ thuật, sửa cụm bánh răng hệ thống lái.

GÓC QUAY BÁNH XE TRƯỚC

1.    Thực hiện kiểm tra độ chụm. Tham khảo FSU-8, "Kiểm tra".

LƯU Ý: Thực hiện kiểm tra góc quay bánh xe trước sau khi kiểm tra độ chụm

2. Đặt bánh xe trước lên đồng hồ đo bán kính quay và bánh xe sau lên giá đỡ để xe có thể cân bằng.
3.    Kiểm tra góc quay vào trong và ra ngoài tối đa của bánh xe đối với loại bánh xe LH và RH.

GÓC QUAY BÁNH XE TRƯỚC

1. Thực hiện kiểm tra độ chụm. Tham khảo FSU-8, "Kiểm tra".
LƯU Ý:
Thực hiện kiểm tra góc quay bánh xe trước sau khi kiểm tra độ chụm
2. Đặt bánh xe trước lên đồng hồ đo bán kính quay và bánh xe sau lên giá đỡ để xe có thể cân bằng.
3. Kiểm tra góc quay vào trong và ra ngoài tối đa của bánh xe đối với loại bánh xe LH và RH.

Khi động cơ ở chế độ không tải, quay hết cỡ vô-lăng từ trái sang phải và đo các góc quay (góc quay vào trong tối đa và góc quay ra ngoài tối đa của bánh xe)

A    : Góc bánh trong
B    : Góc bánh ngoài

Góc Lái : Tham khảo ST-35, "Góc Lái".

•    Kiểm tra các mục sau khi góc quay nằm ngoài tiêu chuẩn

Kiểm tra vị trí trung gian của hành trình thanh răng (L)

Vị trí trung gian của hành trình thanh răng (L) : Tham khảo ST-36, "Bánh răng và Thanh nối Hệ thống lái".
-    Tháo cụm bánh răng hệ thống lái để kiểm tra nguyên nhân hành trình thanh răng nằm ngoài tiêu chuẩn.
•    Góc lái không thể điều chỉnh. Kiểm tra độ mòn và hư hỏng của cụm bánh răng hệ thống lái, cụm trụ lái và các thành phần của hệ thống treo trước nếu góc quay bất kỳ lệch so với giá trị chỉ định. Thay thế nếu xảy ra tình trạng không đạt chuẩn.


CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG XỬ LÝ SỰ CỐ TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG VÀ ĐỘ GIẬT (NVH) CỦA HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE Ô TÔ

Triệu chứng

Nguyên nhân có thể và CÁC BỘ PHẬN NGHI NGỜ

Tham khảo

Hệ thống lái

Giật

Đảo

Rung

Lắc

Tiếng ồn

 

 

 

 

X

Mức dầu

ST-8, "Kiểm tra"

 

 

 

 

X

Không khí trong hệ thống thủy lực

ST-8, "Kiểm tra"

 

 

 

 

X

Mô-men xoay khớp cầu rô-tuyn lái ngoài/lái trong

ST-27, "Kiểm tra"

 

 

 

 

X

Mô-men quay khớp cầu rô-tuyn lái ngoài/lái trong

ST-27, "Kiểm tra"

 

 

 

 

X

Khe hở dọc khớp cầu rô-tuyn lái ngoài/lái trong

ST-27, "Kiểm tra"

 

 

 

 

X

Rò rỉ dầu hệ thống lái

ST-8, "Kiểm tra"

 

 

 

 

X

Độ rơ vô-lăng

ST-35, "Vô-lăng"

 

 

 

 

X

Lực trượt thanh răng bánh răng hệ thống lái Lỏng

ST-36, "Bánh răng và Thanh nối Hệ thống lái"

 

 

 

 

X

dây đai truyền động

EM-21, "Kiểm tra" (YD25DDTi), EM-23, "Kiểm tra"(QR25DE)

 

X X X X

Vô-lăng không đúng

ST-10, "Kiểm tra"

X

 

X X X

Lắp sai hoặc lỏng lẫy khóa lật

X X X X X

Gắn lỏng

ST-23, "Hình vẽ Chi tiết"

 

 

X

 

X

Biến dạng hoặc hỏng trụ lái

ST-17, "Kiểm tra"

 

 

X

 

X

Lắp sai hoặc lỏng trụ lái

ST-17, "Kiểm tra"

X X

 

 

X

Lỏng thanh nối hệ thống lái

ST-23, "Hình vẽ Chi tiết"

 

 

X X X

TRỤC CÁC-ĐĂNG

NVH ở phần DLN

 

 

 

 

X

VI SAI

NVH ở phần DLN

X X X X X

TRỤC và HỆ THỐNG TREO

NVH ở phần FAX, RAX, FSU, RSU.

X X X X X

LỐP

NVH ở phần WT.

X X

 

X X

BÁNH XE

NVH ở phần WT.

 

 

X X X

BÁN TRỤC

NVH ở phần RAX.

 

 

X X X

TRỤC TRUYỀN ĐỘNG

NVH ở phần FAX.

X X

 

X X

PHANH

NVH ở phần BR.

BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG LÁI XE Ô TÔ

DẦU TRỢ LỰC LÁI

Kiểm tra MỨC DẦU TRỢ LỰC LÁI

1. Kiểm tra mức dầu khi động cơ dừng.

2. Đảm bảo mức dầu ở giữa MIN và MAX.

3. Mức dầu ở HOT và COLD khác nhau. Không được nhầm lẫn chúng.

NÓNG : Nhiệt độ dầu 50 – 80°C (122 – 176°F)
LẠNH: Nhiệt độ dầu 0 – 30°C (32 – 86°F)

Dầu được khuyên dùng    : Tham khảo MA-23, "Dung dich và Chất bôi trơn".
Dung tích dầu    : Tham khảo ST-35, "Thông số chung".

LƯU Ý:

•    Không nên để mức dầu vượt vạch MAX. Nhiều dầu quá sẽ khiến dầu rò rỉ ra khỏi nắp.
•    Không được sử dụng lại dầu trợ lực lái đã xả ra.

RÒ RỈ DẦU TRỢ LỰC LÁI

Kiểm tra rò rỉ dầu, nứt, hỏng, lỏng hoặc mòn của kết nối thủy lực

1.    Chạy động cơ đến khi nhiệt độ dầu trong bình chứa đạt 50 đến 80°C (122 đến 176°F) và giữ tốc độ động cơ không tải.
2.    Quay hết cỡ vô-lăng từ trái sáng phải vài lần.
3.    Giữ vô-lăng tại mỗi vị trí khóa trong năm giây và kiểm tra cẩn thận hiện tượng rò rỉ dầu.
LƯU Ý:Không được giữ vô-lăng ở vị trí khóa quá 10 giây. (Có thể làm hỏng cụm bơm dầu trợ lực lái.)

4.    Nếu phát hiện rò rỉ dầu ở các điểm nối, nới lỏng đai ốc mũ và vặn chặt lại. Không được siết chặt đầu nối quá vì có thể làm hỏng vòng chữ O, vòng đệm và đầu nối.
5.    Nếu phát hiện rò rỉ dầu từ bơm dầu, kiểm tra bơm dầu. Tham khảo ST-30, "Kiểm tra".
6.    Kiểm tra tích tụ dầu bị rò rỉ từ bánh răng hệ thống lái ở các ống cao su chắn bụi bánh răng hệ thống lái.

XẢ KHÍ HỆ THỐNG THỦY LỰC

Nếu không xả khí hoàn toàn, có thể thấy các triệu chứng sau
•    Xuất hiện bong bóng trong bình chứa.
•    Có thể nghe thấy tiếng lách cách trong bơm dầu.
•    Tiếng vo vo quá mức trong bơm dầu.
CHÚ Ý:
Có thể xuất hiện tiếng ồn dầu trong bánh răng hệ thống lái hoặc bơm dầu. Điều này không ảnh hưởng tới hiệu suất hoặc độ bền của hệ thống.
1.    Quay hết cỡ vô-lăng vài lần từ trái sang phải với động cơ tắt.
LƯU Ý:
Đổ một lượng dầu thích hợp vào bình chứa để mức dầu không ở dưới vạch MIN khi quay vô-lăng.

2.    Khởi động động cơ và giữ vô-lăng ở từng vị trí khóa trong 3 giây ở chế độ không tải để kiểm tra rò rỉ dầu.
 
3.    Lặp lại bước 2 ở trên vài lần sau khoảng mỗi 3 giây.
LƯU Ý:    
Không được giữ vô-lăng ở vị trí khóa hơn 10 giây. (Có thể làm hỏng bơm dầu).
4.    Kiểm tra bong bóng và vẩn trắng trong dầu.
5.    Dừng động cơ nếu bong bóng và vẩn trắng không hết. Thực hiện bước 2 và 3 ở trên sau khi bong bóng    
và vẩn trắng hết.
6.    Dừng động cơ, sau đó kiểm tra mức dầu.

BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ VÔ-LĂNG

Kiểm tra ĐỘ RƠ DỌC TRỤC VÔ-LĂNG
 
1.    Kiểm tra điều kiện lắp cụm bánh răng hệ thống lái, cụm hệ thống treo trước, cụm trục và trụ lái.
2.    Kiểm tra độ rơ khi vô-lăng di chuyển lên xuống, sang trái và sang phải và theo hướng trụ. Độ rơ dọc trục vô-lăng : Tham khảo ST-35, "Vô-lăng".
3.    Kiểm tra các mục sau khi độ rơ dọc trục vô-lăng nằm ngoài tiêu chuẩn.
•    Kiểm tra tình trạng gắn cụm trụ lái. Tham khảo ST-15, "Hình vẽ Chi tiết".
•    Kiểm tra tình trạng gắn cụm bánh răng hệ thống lái lái xem có lỏng không. Tham khảo ST-23, "Hình vẽ Chi tiết".

ĐỘ RƠ VÔ LĂNG

1.    Xoay vô lăng để các bánh trước ở vị trí thẳng về phía trước.

2.    Khởi động động cơ và quay nhẹ vô-lăng sang trái và phải cho tới khi hai bánh xe trước bắt đầu di chuyển.

3.    Đo độ di chuyển vô lăng theo đường tròn ngoài.

Độ rơ vô-lăng    : Tham khảo ST-35, "Vô-lăng".

4.    Kiểm tra các mục sau khi độ rơ vô lăng nằm ngoài tiêu chuẩn.

•    Kiểm tra khoảng chết khớp nối của cụm trụ lái.
•    Kiểm tra điều kiện lắp cụm bánh răng hệ thống lái.

THÁO VÀ LẮP VÔ-LĂNG CÓ TÚI KHÍ    

VÔ-LĂNG CÓ TÚI KHÍ: Hình vẽ Chi tiết

THÁO VÔ LĂNG CÓ TÚI KHÍ    

CHÚ Ý:    

Khi nối lại cáp xoắn, cố định cáp bằng keo để căn thẳng bộ phận gắn và bộ phận quay. Điều này sẽ loại bỏ quy trình căn chỉnh về vị trí trung gian khi lắp cáp xoắn.
1.    Để xe ở vị trí thẳng về phía trước.    
2.    Tháo mô-đun túi khí phía người lái. Tham khảo ST-13, "KHÔNG CÓ TÚI KHÍ : Tháo và Lắp".
3.    Tháo đai ốc khóa vô-lăng sau khi khóa hệ thống lái.

4. Tháo vô-lăng bằng vam tháo vô-lăng (A) (SST:ST27180001).

CHÚ Ý:
Đánh dấu điểm khớp trên cả vô-lăng và trụ giữa của cụm trụ lái    
trước khi tháo.

LẮP VÔ LĂNG CÓ TÚI KHÍ    

Chú ý các mục sau và lắp theo thứ tự ngược lại với lúc tháo.
•    Kiểm tra cáp xoắn ở vị trí trung gian sau khi thay hoặc xoay nó. Tham khảo SR-19, "Tháo và Lắp".

LƯU Ý:  Không được vặn cáp xoắn quá mức sau khi siết chặt nó. (Vặn xoắn có thể làm cáp bị rách.)
•    Không được sử dụng lại đai ốc khóa vô-lăng.

Tháo rời VÔ LĂNG CÓ TÚI KHÍ    

1.    Tháo cụm trụ lái. Tham khảo ST-11, "CÓ TÚI KHÍ : Hình vẽ Chi tiết".
2.    Tháo vỏ sau vô-lăng.
3.    Tháo công tắc vô-lăng.

Lắp ráp VÔ LĂNG CÓ TÚI KHÍ    

Lắp theo trình tự ngược với lúc tháo ra.

VÔ LĂNG KHÔNG CÓ TÚI KHÍ

Hình vẽ Chi tiết VÔ LĂNG KHÔNG CÓ TÚI KHÍ

THÁO VÔ LĂNG KHÔNG CÓ TÚI KHÍ 

CHÚ Ý:

Khi nối lại cáp xoắn, cố định cáp bằng keo để căn thẳng bộ phận gắn và bộ phận quay. Điều này sẽ loại bỏ    
quy trình căn chỉnh về vị trí trung gian khi lắp cáp xoắn.
1.    Để xe ở vị trí thẳng về phía trước.
2.    Xác định vị trí lỗ tiếp cận kẹp giữ (LH và RH) và chèn dụng cụ đầu cùn (A) với đường kính 5,0 mm (0,197 in)

Chú ý: Khi chèn dụng cụ đầu cùn (A), đảm bảo dụng cụ tiếp xúc với lò xo xoắn . Nhấn lò xo xoắn để tháo đầu nối của tấm bấm còi.

3. Nhấc mặt dưới tấm bấm còi lên ra khỏi xe khi kéo mặt trên tấm bấm còi theo thú tự 1→2 như trong hình vẽ, sau đó kéo tấm bấm còi ra.
4.    Ngắt đầu nối các dây tấm bấm còi.    
5.    Tháo tấm bấm còi.
6.    Tháo đai ốc khóa vô-lăng sau khi khóa hệ thống lái.

7. Tháo vô-lăng bằng vam tháo vô-lăng (A) (SST: ST27180001).
CHÚ Ý:    
Đánh dấu điểm khớp trên cả vô-lăng và trụ giữa của cụm trụ lái trước khi tháo.

LẮP VÔ LĂNG KHÔNG CÓ TÚI KHÍ

Chú ý các mục sau và sau đó lắp theo thứ tự ngược lại với lúc tháo.
•    Kiểm tra cáp xoắn ở vị trí trung gian sau khi thay hoặc xoay nó. Tham khảo SR-19, "Tháo và Lắp".
LƯU Ý: Không được vặm cáp xoắn quá mức sau khi siết chặt nó. (Vặn xoắn có thể làm cáp bị rách.)

•    Không được sử dụng lại đai ốc khóa vô-lăng.

LƯU Ý:

Nhấn mặt trên tấm bấm còi cho tới khi nó khít vào đúng vị trí và tạo ra một tiếng tách

Nhấn mặt dưới tấm bấm còi   cho tới khi nó khít vào đúng vị trí và tạo ra một tiếng tách.

Bạn đang xem: KIẾN THỨC VỀ VÔ LĂNG - TAY LÁI TRÊN XE Ô TÔ
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý