LẬP QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP

Tác giả: Khang Thế Ngày đăng: 08/08/2021

I – Phân nhóm lắp ghép

1) Phân nhóm lắp ghép:

Để lập qui trình lắp ráp truyền lực chính, trước hết ta phải tiến hành phân nhóm lắp ghép. Nhóm lắp ghép là một phần của tổng thành, gồm từ hai chi tiết trở lên, mà việc lắp ráp và kiểm tra nó có thể tiến hành độc lập, không phụ thuộc vào công tác tổng lắp. Như vậy, nhóm lắp ghép đặc trưng bằng sự kết thúc một phần lắp của tổng lắp và trực tiếp tham gia vào tổng lắp.

Việc phân nhóm lắp ghép phải dựa trên sự nghiên cứu kỹ bản lắp của tổng thành. Dựa vào bản vẽ truyền lực chính đơn, ta có thể chia tổng thành này ra thành 6 nhóm lắp ghép:

  Nhóm1:      Nhóm vỏ (cacte) của truyền lực chính.

  • Vỏ cầu 17
  • Bulông tháo dầu 13

  Nhóm2:      Nhóm bán trục. Nó có các chi tiết sau:

  • Hai bán trục 16
  • Đai ốc hãm 10

Nhóm3:    Nhóm bánh răng bi động và vi sai,nắp ổ .Nó có các chi tiết sau:

  • Thân trái hộp vi sai 9
  • Thân phải hộp vi sai 20
  • Bulông bắt hộp vi sai 14
  • Trục chữ thập 19
  • Bánh răng hành tinh 18
  • Bánh răng côn bán trục 8 
  • Đệm chắn bánh răng bán trục 7
  • Bánh răng vành chậu 12
  • Bulông 6
  • ổ bi côn bán trục 11
  • Bulông bắt nắp ổ bi 15

Nhóm4:    Nhóm bánh răng côn chủ động, nó bao gồm:

  • Trục và bánh răng côn chủ động liền trục 5
  • Đai ốc 23
  • Mặt bích cầu chủ động 1
  • Nắp chắn bụi 22
  • Phớt chắn dầu 2
  • Vòng đệm  25
  • ổ bi trước bánh răng chủ động 3
  • Vòng cách 4
  • ổ bi sau bánh răng chủ động 21
  • Bánh răng côn chủ động 5

2/Lập sơ đồ quy trình lắp nhóm:

Trong một quy trình công nghệ lắp ráp tổng thành thì khâu bắt đầu phải là chi tiết cơ bản hoặc phân nhóm cơ bản. Còn kết thúc quy trình công nghệ là một tổng thành hoàn chỉnh.

- Các chi tiết hoặc nhóm chi tiết được thể hiện trên sơ đồ quy trình công nghệ lắp ráp bằng một ô hình chữ nhật có kích thước:

Ô số 1: Ghi tên chi tiết hoặc nhóm

Ô số 2: Ghi mã số.

Ô số 3: Ghi số lượng chi tiết

- Trên sơ đồ ta thường ghi điểm chú ý là:  D 

- Các khâu kiểm tra trên quy trình công nghệ được ký hiệu là : K

- Trên sơ đồ quy trình công nghệ lắp ráp ở dưới đường dây được thể hiện các nhóm lắp ráp còn các chi tiết trên đường dây là các chi tiết lắp ghép.

II-Lập sơ đồ lắp ghép

 a/Lựa chọn phương pháp lắp ghép:

Trong quá trình lắp ráp các chi tiết thành nhóm cũng như lắp các nhóm với nhau thành tổng thành, ngoài việc đảm bảo đúng qui trình lắp ráp, ta còn phải lựa chọn được phương pháp lắp ráp hợp lý. Phương pháp lắp ráp sẽ quyết định đến độ chính xác của khâu khép kín cũng như độ chính xác lắp ghép nói chung.

Có năm phương pháp lắp ghép để đạt được độ chính xác của khâu khép kín:

  • Lắp lẫn hoàn toàn: Với phương pháp này, độ chính xác của khâu khép kín đạt được trong lắp ghép bằng bất cứ chi tiết nào tham gia vào khâu lắp ghép, không cần có sự chọn lựa hay thay đổi kích thước khâu thành phần. Theo phương pháp này, các chi tiết (khâu thành phần) phải được chế tạo với độ chính xác cao, do đó giá thành cao.
  • Lắp lẫn không hoàn toàn: Để giảm giá thành chế tạo chi tiết, phương pháp này vẫn dựa trên phương pháp lắp lẫn hoàn toàn, song có mở rộng giá trị dung sai ở tất cả hoặc một vài khâu trong chuỗi.
  • Lắp chọn (lắp nhóm): Bản chất của phương pháp này là trước khi lắp ghép, các chi tiết được lựa chọn và chia thành các nhóm có giới hạn kích thước dung sai nhỏ, sao cho chúng ghép với nhau vừa khít.
  • Lắp ghép có sửa nguội: Phương pháp này cho phép đạt được độ chính xác của khâu khép kín nhờ thay đổi giá trị của một khâu thành phần bằng cách bỏ đi một lớp kim loại cần thiết (sửa nguội), còn các khâu khác vẫn giữ nguyên dung sai qui định.
  • Lắp ghép có điều chỉnh: Phương pháp này cũng cho phép đạt được độ chính xác của khâu khép kín nhờ thay đổi giá trị của một khâu thành phần được chọn để điều chỉnh, nhưng không phải bằng phương pháp sửa nguội, mà bằng cách thay đổi vị trí (quay hoặc tịnh tiến) của một trong số các chi tiết đạt một giá trị sai số của khâu khép kín (dùng các bulông điều chỉnh, …) hoặc thêm vào chuỗi kích thước một chi tiết đặc biệt có kích thước đúng với yêu cầu (dùng vòng đệm, tấm đệm điều chỉnh, …).

Với một tổng thành tương đối nhiều chi tiết như truyền lực chính, để việc lắp ráp đạt yêu cầu kỹ thật, ta không thể lựa chọn một phương pháp lắp ráp duy nhất áp dụng cho toàn bộ quá trình lắp ráp, mà phải sử dụng phương pháp kết hợp. Sử dụng kết hợp các phương pháp lắp ráp có nghĩa là tuỳ theo đặc điểm của từng mối ghép để lựa chọn một phương pháp lắp ráp thích hợp nhất trong năm phương trên. Cụ thể:

+ Các ổ lăn là các cụm chi tiết đã được tiêu chuẩn hoá, do đó ta dùng phương pháp lắp lẫn hoàn toàn.

+ Cặp bánh răng côn ăn khớp được lắp theo phương pháp lắp ghép có điều chỉnh, nhằm đạt được sự ăn khớp đúng.

b/ Lập sơ đồ qui trình lắp ghép nhóm:

Sơ đồ qui trình lắp nhóm là trình tự lắp các nhóm lắp ghép thể hiện ở dạng chung nhất, không có phân nhóm, chi tiết cũng như chỉ dẫn. Qui trình lắp nhóm của truyền lực chính đơn bao gồm:

-  Nhóm cơ bản :  Nhóm 1.

-  Các nhóm còn lại được lắp ráp theo đúng thứ tự.

-  Các chi tiết lắp ghép :  Các bu lông, đai ốc, các vòng đệm.

 c/ Lập sơ đồ lắp mở rộng của một nhóm cụ thể:

Trong bài thiết kế môn học này chỉ yêu cầu mô tả quy trình công nghệ lắp ráp mở rộng của một nhóm là nhóm trục chủ động

Bạn đang xem: LẬP QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý