Nguyên lí, cấu tạo, sơ đồ mạch điện, cách kiểm tra mô tơ khởi động - máy đề
MÔ TƠ KHỞI ĐỘNG (MÁY ĐỀ)
Hệ thống khởi động chuyển đổi năng lượng điện của ắc quy thành năng lượng cơ khí để quay động cơ giúp cho động cơ có thể khởi động được. Tốc độ quay cần thiết của động cơ để nó có thể khởi động được là 60rpm đến 100rpm (đối với động cơ diesel) và 80 đến 200 rpm (đối với động cơ xăng). Mô tơ khởi động có thể dẫn động đông cơ quay với tốc độ cao hơn để động cơ có thể khởi động dễ dàng hơn. Mô tơ điện trông rất nhỏ nhưng nó có khả năng sinh ra một năng lượng lớn trong một thời gian ngắn. Có nhiều loại mô tơ khởi động khac nhau nhưng nguyên lý hoạt động thường giống nhau.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
Hệ thống khởi động bao gồm 5 chi tiết chính: Ổ khóa điện (hoặc công tắc khởi động), công tắc an toàn (nếu có), cuộn Solenoid, Mô tơ khởi động và ắc quy. Khi chìa khóa điện bật START hoặc bật công tắc khởi động, dòng điện từ ắc quy sẽ đi đến cuộn solenoid và mô tơ khởi động. Một số xe được trang bị công tắc an toàn như công tắc số mo nghĩa là chỉ khi ở số mo thì mới cấp điện cho mô tơ khởi động. Cuộn Solenoid là một công tắc đện tử, khi cấp điện dưới tác động của lực điện từ, lõi cuộn solenoid bị kéo lùi lại, đầu của lõi được nối với cần đẩy, cần này sẽ đẩy bánh răng mô tơ và ăn khớp với bánh răng bánh đà đồng thời nó cũng cấp nguồn cho mô tơ chạy để dẫn động động cơ. Khi lái xe nhả tay ra khỏi chìa khóa điện, dòng cấp bị cắt, lõi cuộn dây bị đẩy lên trước do lực lò xo và kéo bánh răng mô tơ ra khỏi bánh răng bánh đà, đồng thời mô tơ cũng dừng lại.
CẤU TẠO CHI TIẾT CỦA MÔ TƠ KHỞI ĐỘNG
Nhìn vào cuộn Solenoid, ta sẽ thấy thực chất có 2 cuộn dây để kích hoạt van solenoid gọi là cuộn kéo và cuộn giữ. Để kéo bánh răng mô tơ vào ăn khớp, cả hai cuộn dây được kích hoạt để có đủ năng lượng. Cho đến khi hai bánh răng thực sự chưa được ăn khớp thì mô tơ chạy chậm do sụt áp trên cả hai cuộn dây. Khi hai bánh răng thực sự ăn khớp, điểm tiếp xúc đóng và cuộn kéo bị cắt điện chỉ còn cuộn giữ hạt động. Khi đó điện áp cấp trực tiếp cho mô tơ khởi động nên tốc độ quay của mô tơ cũng nhanh hơn để có đủ năng lượng khởi động động cơ.
Để tăng mô men xoắn, mô tơ khởi động thường tích hợp thêm một bộ bánh răng hành tinh. Thông thường, khi động cơ khởi động tốc độ động cơ cao hơn nhiều so với tốc độ của mô tơ, để bảo vệ mô tơ không bị hư hại do tốc độ cao hay bảo vệ không cho động cơ dẫn động mô tơ người ta thường lắp một bộ li hợp một chiều hoặc một bộ li hợp lá, để khi tốc độ động cơ cao hơn thì bánh răng dẫn động sẽ quay tự do trên trục mô tơ.
SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN CÁCH ĐẤU DÂY CHO MÔ TƠ ĐIỆN
Có rât nhiều cách đấu dây cho mô tơ điện một chiều:
Đấu độc lập: Cuộn kích từ và mô tơ được đấu độc lập: Kiểu này ít sử dụng.
Đấu song song: Cuộn kích từ và mô tơ đấu song song. Các đấu này cho phép bạn lựa chọn tốc độ động cơ khá chính xác và gần như thay đổi (chì thay đổi rất ít khi có tải o với khi không tải. Được sử dụng khi có yêu cầu chính xác về tốc độ và mô men xoắn.
Đấu nối tiếp: Cuộn kích từ và mô tơ được đấu nối tiếp: Cách đấu này giúp mô tơ sinh ra một mô men xoắn lớn ở tốc độ thấp phù hợp với các động cơ có tải nặng khi khởi động thường dùng cho các loại tời kéo và cầu trục
Đấu kết hợp: Có hai cuộn kích từ, một cuộn đấu song song và một cuộn đấu nối tiếp.
CÁCH KIỂM TRA MÔ TƠ KHỞI ĐỘNG
- KIỂM TRA THÔNG MẠCH RƠ LE
- KIỂM TRA KÉO VÀO
- KIỂM TRA CHỨC NĂNG GIỮ
- KIỂM TRA CHỨC NĂNG KÉO BÁNH TĂNG TRỞ LẠI
- KIỂM TRA KHI KHÔNG TẢI