Nguyên nhân hư hỏng, chuẩn đoán và cách sửa chữa hệ thống trợ lực lái xe ô tô
TRƯỚC KHI SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRỢ LỰC LÁI
CÁC LƯU Ý KHI NGẮT CÁP RA KHỎI CỰC ÂM ẮC QUY
LƯU Ý:
Khi ngắt cáp âm (-) ắc quy, hãy tiến hành thiết lập lại cho (các) hệ thống sau sau khi nối lại cáp.
Hệ thống Quy trình
Hệ thống điều hoà không khí (cho Điều hoà không khí tự động)
DIỄN GIẢI VỀ KHÓA ĐIỆN
Kiểu khóa điện được dùng trong loại này sẽ khác tùy thuộc vào các thông số kỹ thuật của xe.
Những mục diễn giải được liệt kê trong bảng sau sẽ được sử dụng trong chương này.
Diễn dải | Khóa điện (Vị trí) | Công tắc động cơ (Trạng thái) |
---|---|---|
Khoá điện tắt OFF | KHÓA | Tắt (Khóa) |
Khoá điện ở ACC | ACC | On (ACC) |
Khoá điện ON | ON | ON (IG) |
Khởi Động Động Cơ | KHỞI ĐỘNG | ON (Khởi động) |
NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM VIỆC VỚI HỆ THỐNG TÚI KHÍ
a.Xe được lắp đặt hệ thống túi khí (Hệ thống hỗ trợ giảm va đập). Thao tác nhầm trong khi bảo dưỡng có thể làm túi khí phát nổ và dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.
Trước khi sửa chữa (bao gồm kiểm tra, thay thế, tháo và lắp các chi tiết), hãy đọc các lưu ý đối với hệ thống túi khí.
CÁC LƯU Ý KHI THÁO, LẮP VÀ THAY CÁC THIẾT BỊ TRỢ LỰC LÁI ĐiỆN
a.Hãy gióng thẳng các bánh xe phía trước hướng thẳng về trước khi tháo và lắp hộp cơ cấu lái.
b.Khi ngắt trục lái trung gian, thì chắc chắn phải đánh các dấu ghi nhớ trước khi tiến hành sửa chữa.
c.Sau khi thay cụm trục lái điều khiển điện hoặc ECU trợ lực lái, hãy hiệu chỉnh điểm không cho cảm biến mômen.
LƯU Ý KHI SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRỢ LỰC LÁI
a.Khi làm việc với các chi tiết điện:
i.Tránh va chạm với các chi tiết như các ECU và rơle. Hãy thay mới nếu chúng bị rơi hoặc va đập mạnh.
ii.Không được để các chi tiết điện tiếp xúc với nhiệt độ hay độ ẩm cao.
iii.Không được chạm vào các cực của giắc nối, để tránh làm biến dạng hay hư hỏng do tĩnh điện.
b.Khi làm việc với các cụm ECU trợ lực lái:
i.Khi thay ECU trợ lực lái, phải tiến hành ghi lại sơ đồ trợ lực và hiệu chỉnh điểm không của cảm biến mômen.
c.Khi thao tác với trục lái trợ lực điện:
i.Tránh va chạm với trục lái điều khiển điện, đặc biệt là với cảm biến mômen và mô tơ. Hãy thay mới nếu chúng bị rơi hoặc va đập mạnh.
ii.Không kéo dây điện khi đang tháo cụm trục lái điều khiển điện.
iii.Nếu thay cụm trục lái điều khiển điện, hãy tiến hành đặt điểm không cho cảm biến mômen.
d.Khi tháo và nối các giắc nối:
i.Khi tháo giắc nối liên quan đến hệ thống trợ lực lái, hãy bật khóa điện ON, đặt vô lăng hướng thẳng, tắt khóa điện OFF và sau đó ngắt giắc nối.
ii.Trước khi cắm lại các giắc nối liên quan đến hệ thống trợ lực lái, đảm bảo rằng khóa điện tắt. Sau đó đặt vô lăng ở giữa và bật khóa điện ON.
LƯU Ý:
Không bật khóa điện ON khi vô lăng chưa ở vị trí trung tâm.
iii.Nếu các thao tác trên không được thực hiện chính xác, điểm giữa của vô lăng (điểm không) sẽ bị lệch, nó có thể dẫn đến sự sai khác về lực lái sang bên trái và sang bên phải. Nếu có sự sai khác về lực lái sang bên trái và sang bên phải, hãy tiến hành hiệu chỉnh điểm không của cảm biến mômen.
CÁC CHÚ Ý VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN CAN
a.Các đường truyền CAN được sử dụng để nhận thông tin từ ECU điều khiển trượt (bộ chấp hành phanh) và ECM và truyền các cảnh báo tới cụm đồng hồ táp lô. Khi phát hiện các vấn đề trong các đường truyền CAN, thì các mã lỗi của đường truyền CAN sẽ được lưu lại.
b.Tiến hành khắc phục hư hỏng cho các lỗi liên lạc khi các mã lỗi của hệ thống thông tin CAN phát ra. Hãy bắt đầu khắc phục hư hỏng cho hệ thống trợ lực lái sau khi xác nhận rằng hệ thống thông tin CAN hoạt động bình thường.
c.Vì mỗi đường truyền liên lạc CAN có chiều dài và đường đi của riêng nó, nên không thể sửa chữa tạm bằng một dây điện nối tắt
CÁC TRIỆU CHỨNG HƯ HỎNG HỆ THỐNG TRỢ LỰC LÁI
GỢI Ý:
·Hãy dùng bảng dưới đây để xác định nguyên nhân của triệu chứng hư hỏng. Nếu có nhiều khu vực nghi ngờ được liệt kê, thì các nguyên nhân tiềm tàng của các triệu chứng hư hỏng được liệt kê theo thứ tự xác suất giảm dần trong cột "Khu vực nghi ngờ" của bảng.
·Hãy kiểm tra từng triệu chứng bằng cách kiểm tra các khu vực nghi ngờ theo thứ tự đã được chỉ ra. Thay thế các chi tiết khi cần thiết.
·Kiểm tra các cầu chì và các rơle liên quan đến hệ thống này trước khi kiểm tra các khu vực nghi ngờ dưới đây.
Bảng các triệu chứng của hệ thống trợ lực lái
Triệu chứng | Khu vực nghi ngờ |
---|---|
Nặng lái | Lốp trước (không đủ căng, mòn không đều) |
Góc đặt bánh trước (không đúng) | |
Trục lái trợ lực điện | |
Cảm biến mômen (cụm trục lái điều khiển điện) | |
Cụm môtơ trợ lực lái | |
Mạch cảm biến tốc độ (xe có hệ thống VSC) | |
Mạch cảm biến tốc độ (xe không có hệ thống VSC) | |
Ắc quy và hệ thống nguồn cấp | |
Điện áp nguồn của cụm ECU trợ lực và rơle | |
Bộ ECU trợ lực lái | |
Hệ thống thông tin CAN | |
Lực đánh lái khác nhau khi xoay vô lăng sang trái và phải, hoặc lực đánh lái không đều | Lốp trước (không đủ căng, mòn không đều) |
Góc đặt bánh trước (không đúng) | |
Cơ cấu lái | |
Cảm biến mômen (cụm trục lái điều khiển điện) | |
Trục lái trợ lực điện | |
Cụm môtơ trợ lực lái | |
Bộ ECU trợ lực lái | |
Khi lái xe, lực trợ lực lái không thay đổi theo tốc độ xe hoặc vô lăng không hồi về chính xác | Mạch cảm biến tốc độ (xe có hệ thống VSC) |
Mạch cảm biến tốc độ (xe không có hệ thống VSC) | |
Cảm biến mômen (cụm trục lái điều khiển điện) | |
Cụm môtơ trợ lực lái | |
Bộ ECU trợ lực lái | |
Hệ thống thông tin CAN | |
Nếu tiếng gõ (hoặc tiếng kim loại va đập vào nhau) xuất hiện khi quay vô lăng lùi và tiến trong khi trợ lực lái đang làm việc | Trục trung gian lái |
Bộ ECU trợ lực lái | |
Tiếng ồn phát ra khi xoay vô lăng trong khi lái xe ở tốc độ thấp | Cơ cấu lái |
Trục lái trợ lực điện | |
Ma sát xuất hiện khi xoay vô lăng trong khi lái xe ở tốc độ thấp. | Cụm môtơ trợ lực lái |
Trục lái trợ lực điện | |
Tiếng kêu tần số cao (tiếng rít) xảy ra khi quay chậm vô lăng với xe đang đỗ | Cụm môtơ trợ lực lái |
Vô lăng bị rung và tiếng ồn xuất hiện khi quay vô lăng với xe đang đỗ | Cơ cấu lái |
Trục lái trợ lực điện | |
Các mã lỗi không thể phát ra (Các cực TC và CG của giắc DLC3 được nối với nhau) | Mạch cực TC và CG |
Mạch nguồn IG | |
Cụm đồng hồ táp lô | |
Việc kiểm tra tín hiệu không thể thực hiện được (các cực TS và CG của giắc DLC3 được nối với nhau) | Mạch cực TS và CG |
Bộ ECU trợ lực lái | |
Đèn cảnh báo EPS sáng không tắt | Mạch đèn cảnh báo EPS |
CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG TRỢ LỰC LÁI
KIỂM TRA GIẮC DLC3
KIỂM TRA ĐÈN CẢNH BÁO
Khi có lỗi xuất hiện trong hệ thống lái trợ lực điện, đèn cảnh báo EPS trong cụm đồng hồ táp lô sẽ sáng để thông báo cho người lái về lỗi
*a Đèn cảnh báo hệ thống EPS