Phân tích chuyên sâu về "Thông số kỹ thuật xe ô tô"

Tác giả: Khang Thế Ngày đăng: 04/09/2020

1. Về các kích thước của xe ô tô

kich-thuoc-tong-the-xe-o-to

Kích thước tổng thể

Bao gồm chiều dài, chiều rộng, chiều cao của xe. Đây là kích thước chiều dài từ đầu xe đến cuối xe, chiều rộng từ mép trái đến mép phải, chiều cao từ nóc đến mép dưới bánh xe. Thông số này sẽ cho biết xe thuộc loại xe to cao hay nhỏ gọn, người mua sẽ dựa vào thông số này để lựa chọn xe có kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Chiều dài cơ sở:

Chiều dài cơ sở được tính từ tâm bánh xe trước tới tâm bánh xe sau. Chiều dài cơ sở càng lớn thì không gian bên trong xe càng rộng rãi thoải mái ngoài ra còn tăng tính ổn định cho xe khi di chuyển.

Ví dụ Chiều dài cơ sở của Toyota Vios 2020 là 2550mm và của Hyundai Accent 2020 là 2600mm.

Chiều rộng cơ sở

Chiều rộng cơ sở được tính từ tâm bánh xe bên trái tới tâm bánh xe bên phải. Chiều rộng cơ sở lớn thì tính ổn định của xe khi di chuyển càng cao nhưng đôi khi cũng ảnh hưởng tới khả năng di chuyển của xe khi đi vào những con đường chật hẹp.


Khoảng sáng gầm xe

Khoảng sáng gầm xe là khoảng cách từ mặt đất tới điểm thấp nhất của xe. Thông số này cho biết khả năng vượt chướng ngại vật, khả năng lội nước… của xe.
Ví dụ Khoảng sáng gầm xe của Accent 2020 là 150mm cao hơn của Vios 2020 là 133mm, điều này chứng tỏ khả năng lội nước, vượt chướng ngại vật của Accent là tốt hơn của Vios.

Bán kính vòng quay tối thiểu

Bán kính vòng quay tối thiểu được tạo bằng cách đánh lái hết cỡ cho xe quay vòng và được tính từ tâm đến bánh xe ngoài cùng. Bán kính vòng quay tối thiểu càng nhỏ thì xe càng dễ di chuyển trong những con đường nhỏ hẹp.
Ví dụ Bán kính vòng quay của Accent là 5,3m nhỏ hơn của Vios là 5,7m.

2. Về động cơ ô tô

Dung tích xylanh

Dung tích xylanh là thể tích tổng các xylanh có trong động cơ. Đơn vị đo của dung tích xylanh là Lít (L) hoặc CC (cm3; 1000 cm3 = 1 lít). Dung tích xylanh dung để đánh giá độ lớn của động cơ. Có thể hiểu rằng dung tích xylanh càng lớn thì động cơ càng khỏe tuy nhiên lượng nhiên liệu tiêu tốn cũng càng nhiều.
Tuy nhiên không phải xecứ có dung tích xylanh lớn là tốt mà bạn phải xem xét nhu cầu sử dụng của mình. Ví dụ như bạn chỉ di chuyển trong thành phố, di chuyển trên những cung đường bằng phẳng thì nên chọn những mẫu xe đô thị, những mẫu xe này thường có dung tích xylanh khoảng từ 1.2L – 2.0L. Còn đối với việc phải di chuyn nhiều trên địa hình phức tạp thì nên chọn những mẫu xe có dung tích xylanh lớn từ 4.0L đến 5.0L. Đặc biệt đối với những mẫu siêu xe và xe thể thao còn có dung tích lớn hơn thế.

Công suất tối đa

Công suất động cơ là công mà động cơ tạo ra trong 1 đơn vị thời gian. Thông số mà nhà sản xuất đưa ra là công suất cực đại của động cơ tại số vòng tua máy nhất định. Công suất càng cao thì sức mạnh động cơ, xe càng lớn. Đơn vị của công suất là KW hoặc Hp (mã lực). Quy đổi  1 Hp = 0,7355 KW.
Ví dụ với xe Toyota Vios có công suất 107/6000 (hp/rpm) có nghĩa là xe đạt được 107 mã lực tại vòng tua 6000 lớn hơn Accent là 100/6000 (hp/rpm) và thấp hơn của Honda City là 118/6000.

Mômen xoắn cực đại

Mômen xoắn là lực sinh ra bởi động cơ, có tác dụng làm quay trục khuỷu động cơ. Thông số nhà sản xuất đưa ra là mômen xoắn cực đại của động cơ tại số vòng tua máy nhất định. Đơn vị đo của mômen xoắn là Nm (Newton x mét).
Xe có mômen xoắn cực đại càng lớn, đạt được tại tại số vòng tua thấp thì sức kéo càng khỏe, các khả năng vượt địa hình hiểm trở, leo dốc càng tốt.

Ví dụ với xe Toyota Vios có mômen xoắn cực đại 140/4200 (Nm/rpm) có nghĩa xe có mômen lớn nhất là 140Nm tại vòng tua 4200.

3. Hộp số xe ô tô

Hộp số là 1 hệ thống gồm nhiều cặp bánh răng ăn khớp với nhau, dung để truyền mômen từ động cơ tới bánh xe chủ động. Hiện nay trên thị trường có 4 loại hộp số phổ biến: Hộp sô sàn (MT), hộp số tự động (AT), hộp số vô cấp (CVT), hộp số li hợp kép (DCT).

Hộp số sàn (MT)

Cấu tạo của hộp số sàn gồm trục sơ cấp (đầu vào từ động cơ), trục thứ cấp (đầu ra khỏi hộp số), trục trung gian (đối với hộp số 3 trục) và các cặp bánh răng ăn khớp trên các trục tương ứng với các tay số. Hộp số sàn chuyển số bằng chân côn (li hợp) và cần số trên sàn xe. Ưu điểm của hộp số sàn là kết cấu đơn giản, giá thành rẻ, độ tin cậy cao dễ dàng trong việc bảo dưỡng sửa chữa, tốn kém ít chi phí và tiết kiệm nhiên liệu hơn so với các loại hộp số khác.

Hộp số tự động (AT)

Hộp số tự động có cấu tạo gồm các bánh răng hành tinh liên kết với nhau rất phức tạp tạo ra các tay số cho xe. ĐẶc biệt là quá trình sang số được diễn ra tự động được điều khiển bằng máy tính phù hợp với từng điều kiện vận hành. Hiện nay hầu hết các mẫu xe mới đều được trang bị hộp số tự động. Hộp số tự động mang đến trải nghiệm lái xe thoải mái và dễ dàng hơn cho người điều khiển, không cần phải xử lí nhiều thao tác trong khi điều khiển. Tuy nhiên đi kèm với đó là mức độ tiêu hao nhiên liệu của hộp số tự động sẽ nhiều hơn hộp số sàn và chi phí cho bảo dưỡng sửa chữa, thay dầu sẽ đắt hơn nhiều. Ngoài ra giá thành cho xe bản số tự động sẽ đắt hơn phiên bản số sàn.

Hộp số vô cấp (CVT)

Không còn cấu tạo là các bánh răng như hộp số truyền thống, hộp số vô cấp sử dụng đai truyền lực và 2 pulley có đường kính biến thiên để thay đổi tỷ số truyền. Nhờ vào việc thay đổi đường kính pulley, hộp số có thể thay đổi tỷ số truyền 1 cách êm dịu, việc thay đổi này được tính toán bởi máy tính tùy theo điều kiện vận hành của xe. Ưu điểm của hộp số vô cấp là có cấu tạo đơn giản, nhỏ nhẹ hơn so với hộp số tự động có cấp, quá trình vận hành mượt mà hơn do người lái không cảm nhận được quá trình sang số như ở các loại hộp số khác. Tuy nhiên do kết cấu sử dụng dây đai để truyền lực không thể chịu được những động cơ có công suất và mômen xoắn lớn nên chỉ dung cho các dòng xe nhỏ, bên cạnh đó chi phí bảo dưỡng sửa khá cao cũng là 1 nhược điểm của hộp số vô cấp.

Hộp số li hợp kép (DCT)

Như tên gọi của nó, hộp số này có 2 li hợp, 1 sẽ dung cho các tay số lẻ (1,3,5,7) còn lại dung cho các tay số chẵn (2,4,6). Có thể hiểu nôm na rằng hộ số li hợp kép là 2 hộp số sàn ghép lại nhưng đặc biệt là hộp số li hợp kép không có bàn đạp li hợp để dung khi chuyển số. Cấu tạo của hộp số này giúp xe không bị mất công suất, vừa đảm bảo lực kéo phù hợp với điều kiện làm việc của xe vừa tối ưu được hiệu suất truyền động của xe và tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên với thiết kế phức tạp nên giá thành của hộp số DCT khá đắt đỏ, chỉ phù hợp với những dòng xe sang, xe thể thao kéo theo chi phí cho sửa chữa bảo dưỡng cũng rất cao.

4. Hệ thống truyền động ô tô

Hệ thống truyền động là bộ phận có nhiệm vụ truyền động lực từ động cơ đến các bánh xe chủ động. Có 4 phương pháp dẫn động đang được sử dụng phổ biến hện nay là: dẫn động cầu trước FWD, dẫn động cầu sau RWD, 4 bánh toàn thời gian AWD, 4 bánh bán thời gian 4WD (4x4).

Dẫn động cầu trước FWD (Front-Wheel Drive)

Hai bánh xe trước nhận lực truyền từ động cơ, chủ động quay và kéo 2 bánh sau lăn theo. Ưu điểm của hệ thống truyền động FWD là khoảng cách từ động cơ đến bánh xe chủ động ngắn nên tiêu hao động năng ít. Các chi tiết của hệ dẫn động ít, tập trung ở trước xe, giảm trọng lượng cho xe và giảm giá thành sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu. Nhược điểm là trọng lượng dồn vào phía trước, phần đuôi nhẹ hơn hẳn nên dễ mất lái khi vảo cua gây ra hiện tượng trượt nhất là trong điều kiện đường trơn. Những loại xe trang bị Sedan cỡ nhỏ, trung hoặc 1 số Sedan cỡ lớn và SUV.

Dẫn động cầu sau RWD (Rear-Wheel Drive)

Hoạt động của hệ thống này ngược với hệ thống dẫn động cầu trước, 2 bánh sau quay chủ động đẩy 2 bánh trước lăn theo. Hệ thống dẫn động cầu sau có kết cấu hài hòa hơn nên chiếc xe sẽ có độ ổn dịnh, cân bằng hơn cho người lái đem đến cảm giác lái ổn địng, êm dịu hơn. Nhược điểm của hệ thống này là chi phí sản xuất cao, trọng lượng lớn, nhiên liệu tiêu thụ lớn. Hệ thống này thường được trang bị cho những dòng xe thể thao.

5. Ngoại thất xe ô tô

Cụm đèn trước

Đèn pha – cos được bố trí chung trong cụm đèn pha ở đầu xe giữ nhiệm vụ chiếu sang phía trước.

Đèn pha (chiếu sáng xa): giúp người lái có tầm nhìn xa hơn, quan sát được biển báo giao thông và tình hình giao thông để chủ động xử lý tình huống trên đường vào buổi tối.

Đèn cos (chiếu sáng gần): Được sử dụng trong các đoạn đường đông người, đông phương tiện giao thông mà không làm ảnh hưởng tới người đi ngược chiều bởi ánh sánh mạnh như khi sử dụng đèn pha.
Có 4 dạng đèn chính được sử dụng nhiều nhất hiện nay: Halogen, HID, LED, Laser.

 Đèn Halogen: đây là dạng đèn phổ biến nhất hiện nay bởi ưu điểm đơn giản và giá thành rẻ. Tuy nhiên nhược điểm của dạng bóng này là tuổi thọ thấp, tỏa nhiệt lớn tiêu tốn nhiều điện năng nhưng hiệu quả phát sáng lại không cao. Loại đèn nàu được bố trí trên hầu hết các xe phổ thong hiện nay.

 Đèn Xeon - HID (High-Intensity Discharge Headlights): là đèn pha phóng điện cường độ cao. So với bóng Halogen, ưu điểm của đèn HID là sáng hơn, bền hơn, có tuổi thọ cao hơn. Nhưng nhược điểm của loại bóng này là chi phí sử dụng cũng như sửa chữa bảo dưỡng rất đắt và đèn có thời gian phát sáng khá chậm, mất khoảng 3 – 5 giây để đèn đạt được độ sáng tối đa. Ngoài ra, độ chói của loại đèn này cũng gây ản hưởng tới người đi ngược chiều. Loại đèn này đa phần được sử dụng cho các xe hạng trung.

Đèn LED (Light-Emitting Diode): Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn LED rất phức tạp, khác hoàn toàn với đèn Halogen và Xeon. Ưu điểm của đèn LED là có độ sáng cao hơn, có tuổi thọ cao hơn đèn Halogen và Xeon, ngoài ra còn phát sáng nhanh hơn và cần ít năng lượng hơn để kích hoạt. Tuy nhiên hạn chế của loại đèn này là tỏa nhiệt năng rất lớn dễ làm tăng nhiệt độ chip bán dẫn gây ảnh hưởng đến các chi tiết lân cận. Vì vậy, đèn LED thường được chế tạo kèm hệ thống làm mát vì vậy chi phí cho chế tạo cũng như sửa chữa bảo dưỡng rất lớn.

 Đèn Laser: Đây là loại đèn đắt đỏ nhất hiện nay. Đèn laser có khả năng chiếu sáng cao hơn nhiều so với đèn LED thế nhưng nó chỉ tốn lượng điện bằng 1 nửa đèn LED. Nhược điểm lớn nhất của đèn Laser là tỏa nhiệt lớn và giá thành rất cao. Chỉ 1 số dòng xe cao cấp của BMW và Audi mới được trang bị loại đèn này. Ví dụ bộ đèn pha Laser trên BMW I8 có giá khoảng 10.000 USD (hơn 200 triệu VNĐ).

Ngoài ra trên 1 số xe hiện nay được trang bị thêm đèn đinh vị ban ngày. 
Ví dụ như Vios bản G được trang bị đền chiếu sáng ban ngày còn Vios bản E thì không được trang bị, tương đương với giá dành cho 2 bản sẽ khác nhau.

Đèn hậu

Đèn hậu ô tô hiện nay có rất nhiều loại phù hợp với các mẫu xe khác nhau. Hiện nay các hãng xe ngày càng ưu tiên sử dụng đèn LED hơn bởi các ưu điểm như Tiết kiệm điện năng và sáng lâu hơn so với đèn Halogen và đèn Xeon truyền thống. Ngoài ra đèn Led cũng mang lại sự sang trọng và hiện đại hơn cho chiếc xe.

Gương chiếu hậu ngoài

Các dòng xe mới hiện nay đa phần sử dụng gương chiếu hậu điều chỉnh bằng điện, gập điện và có tích hợp đèn báo rẽ. 
Ví dụ Hyundai I10 gương chiếu hậu chỉnh điện, gập điện, Kia Morning bảng thường sô sàn không có chỉnh điện và gập bằng cơ.

6. Nội thất xe ô tô

Chất liệu ghế 

Trên thị trường hiện nay có 2 loại chất liệu ghế được sử dụng phổ biến là nỉ, da nhân tạo và da thật. Mỗi loại chất liệu có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng dòng xe.

 Ghế nỉ: Đây là vật rẻ nhất và đơn giản nhất. Đặc điểm của ghế nỉ là có độ bền khá cao, gia thành rẻ tuy nhiên khá bám bụi và ngấm  nước.Ghế nỉ thường được sử dụng cho các xe hạng A như Hyundai I10, Toyota Wigo,…

 Ghế da nhân tạo: Đây là loại vật liệu giá rẻ nhưng có hình thức và đặc tính giống với da thật. Ưu điểm của loại chất liệu này là giá thành rẻ, chống thấm nước tốt, giúp việc lau chùi vệ sinh dễ dàng hơn mà giá thành lại không quá cao. Hiện nay nhiều mẫu xe phổ thông đang sử dụng loại chất liệu này. Thậm chí 1 số dòng xe của Mercedes hay BMW cũng sử dụng ghế da nhân tạo trên chiếc xe của họ.

 Ghế da thật: Loại da này thường được sử dụng trên những chiếc xe hạng sang. Đây là chất liệu cao cấp nhất dùng để bọc ghế. Đặc tính của da thật là mềm mại, chống bám bụi tốt ngoài ra nó còn giúp chiếc xe trở nên sang trọng và đẳng cấp hơn. Trở ngại lớn nhất của chất liệu này là giá thành rất cao. Một số xe sử dụng bọc ghế bằng chất liệu da thật có thể kể đến như Mercedes Maybach, BMW 7series, Range Rover Autobiography,…

Điều chỉnh ghế

Các dòng xe mới hiện nay được trang bị ghế lái chỉnh điện nhằm tăng sự thoải mái cho người dùng. Những ghế lái chỉnh điện 8 hướng 10 hướng thường được trang bị ở những dòng xe cao cấp còn các loại xe tầm trung thường chỉ có ghế chỉnh 4 hướng, 6 hướng.

Hệ thống loa

Trên các dòng xe phổ thông, hệ thống âm thanh thường không được đánh giá cao, chủ xe thường có xu hướng “độ” loa để cải thiện âm thanh sử dụng cho nhu cầu thư giãn giải trí. Còn đối với các dòng xe hạng sang, xe thường được trang bị loa của các hãng tên tuổi như Bose, JBL,…Đương nhiên điều này đi kèm với một mức tiền khá lớn nhưng rất đáng giá bởi chất lượng âm thanh trên những xe này sẽ hơn xa hệ thống âm thanh rẻ tiền của những dòng xe khác.

7. Công nghệ an toàn

Hệ thống phanh ABS

Hệ thống ABS là 1 hệ thống rất quan trọng và cần thiết trên ô tô hiện nay. Hệ thống này có tác dụng chống bó cứng bánh xe, ngăn ngừa việc khi phanh xe hay trong tình huống cần giảm tốc độ hay dừng khẩn cấp thì bánh xe bị hãm cứng và có hiện tượng trượt dài và tà xế lái xe không thể điều khiển hướng lái qua đó gây ra những va chạm. Trên các xe mới hiện nay hầu như đều được trang bị công nghệ ABS như Vios, Accent, Honda City,…

Hệ thống cân bằng điện tử

Đây cũng là 1 hệ thống quan trọng rất được phổ biến trên các xe hiện nay. Hệ thống cân bằng điện tử được gọi với cái tên ESP hoặc VSC, đây là 1 trong những hệ thống đảm bảo an toàn cho người lái xe. Hệ thống cân bằng điện tử giúp xe hoạt động ổn định và giúp người lái kiềm soát được chiếc xe của mình một cách chính xác nhất, tránh được các trường hợp lệch góc lái, xe bị xỉa đầu hoặc văng đuôi khi vào cua với tốc độ cao.

Túi khí

Túi khí xe ô tô giống như một đệm phao được thiết kế bằng một loại vải co giãn hoặc một vật liệu được đảm bảo được khả năng thu gọn lại trong các vị trí cần thiết trên xe và dễ dàng bung ra khi cần thiết. Trong tình huống xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức. Túi khí ô tô được thiết kế để bảo vệ hành khách đang ngồi trên xe tránh khỏi những va chạm khi không may xe gặp tai nạn trên đường. Giá trị của chiếc xe còn được thể hiện qua số lượng túi khí của xe. Ví dụ xe Toyota Vios bản thường chỉ có 3 túi khí trong khi đó Vios bản đặc biệt có tới tận 7 túi khí.

8. Hệ thống lái

2 loại hệ thống lái phổ biến nhất trên ô tô hiện nay là hệ thống lái trợ lực điện và hệ thống lái trợ lực dầu.

Hệ thống lái trợ lực dầu

Hệ thống lái giúp cho người lái giảm tải cường độ lao động. Ưu điểm của hệ thống lái trợ lực dầu là cảm giác lái và chi phí cho sửa chữa bảo dưỡng rẻ hơn rất nhiều so với hệ thống lái điện.

Hệ thống lái trợ lực điện

Hệ thống lái trợ lực điện có cấu tạo đơn giản hơn, ngày càng được nhiều hãng xe sử dụng trên các dòng xe của mình. Hệ thống lái điện có rất nhiều ưu điểm và được lòng khách hàng bởi tính năng tự điều chỉnh lực vô lăng của mình. Tuy nhiên nhược điểm của nó là chi phí sửa chữa bảo dưỡng rất cao và thường phải thay cả bộ.
 

Bạn đang xem: Phân tích chuyên sâu về "Thông số kỹ thuật xe ô tô"
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý