Phanh tang trống là gì ? Cấu tạo cơ cấu phanh tang trống xe ô tô
Phanh tang trống là gì ?
Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều loại xe được sản xuất trong nhiều năm có phanh đĩa phía trước và phanh tang trống phía sau. Lý do đơn giản là vì phanh tay, với phanh tang trống, hệ thống phanh tay được tích hợp cùng phanh chân và rất đơn giản. Với phanh đĩa, hệ thống phanh tay là một hệ thống riêng hoàn toàn.
Phanh tang trống bao gồm tấm gá, guốc phanh, má phanh, trống phanh, xi lanh phanh, lò xo hồi và trong một số trường hợp có cơ cấu tự động điều chỉnh. Khi đạp phanh, dầu thủy lực được đưa đến xi lanh phanh đẩy guốc phanh ép má phanh vào mặt trong của trống phanh. Khi không đạp phanh, lò xo hồi sẽ kéo guốc phanh trở lại vị trí ban đầu. Do phanh tang trống có hiệu ứng kẹp hình nêm nên lực phanh sẽ lớn hơn, xi lanh phanh nhỏ hơn so với phanh đĩa.
Cấu tạo phanh tang trống
- Xi lanh phanh
- Pistons
- Trống phanh
- Tấm gá
- Cơ cấu phanh tay
- Guốc và má phanh tang trống
- Vít chỉnh
- Dây phanh tay
Lò xo hồi
Do hiệu ứng kẹp hình nêm, lò xo hồi phải kéo má phanh tách rời hẳn khỏi trống phanh khi nhả phanh. Nếu lò xo yếu và không thể kéo má phanh tách rời sẽ khiến cho má phanh mòn rất nhanh.
Tấm gá
Dùng để gá tất cả các chi tiết của hệ thống phanh. Tấm gá được hàn liền vào trục.
Trống phanh ô tô
Trống phanh ô tô làm từ gang đúc và mặt trong được gia công tại vị trí tiếp xúc với má phanh. Cũng giống như phanh đĩa, trống phanh sẽ chỉ ra dấu hiệu khi mòn má phanh. Khi lắp guốc phanh mới, trống phanh phải được gia công lại để đảm bảo đồng đều. Bề mặt trong của trống phanh có đường kính giới hạn lớn nhất, đường kính này được dập trên mặt ngoài của trống phanh. Khi đường kính trong trống phanh vượt quá giới hạn, trống phanh phải được thay mới.
Xi lanh phanh
Có hai piston đặt đổi đầu nhau, mỗi piston đẩy một guốc phanh. Khi đạp phanh, hai piston sẽ bị đẩy về hai phía và đẩy má phanh tiếp xúc với trống phanh. Khi phát hiện dấu hiệu rò rỉ dầu thủy lực tại xi lanh phanh, nó phái được thay phớt dầu hoặc thay mới hoàn toàn.
Cơ cấu phanh tang trống
Khi má phanh bị mòn, guốc phanh phải đi xa hơn để tiếp xúc với trống phanh. Khi khoảng cách giữa má phanh đến trống phanh tiến đến một giới hạn nhất định thì cơ cấu tự điều chỉnh sẽ đẩy guốc phanh tới gần trống phanh hơn.
Để phanh hoạt động hiệu quả, má phanh phải luôn được giữ gần với trống phanh nhưng không được tiếp xúc với trống phanh. Nếu má phanh đặt quá xa, lái xe phải đạp chân phanh sâu hơn. Khi má phanh mòn, khoảng cách đến trộng phanh xa hơn, mỗi khi đạp phanh, guốc phanh lại được đẩy ép sát vào trống phanh. Khi khoảng cách tăng đến giới hạn, cần điều chỉnh sẽ nới lỏng vít điều chỉnh đi một bước và kéo dài cơ cấu điều chỉnh.
Khi má phanh tiếp tục mòn thì cần điều chỉnh tiếp tục nới lỏng vít và luôn giữ khoảng cách giữa má phanh và trống phanh nằm trong giới hạn. Cơ cấu điều chỉnh phải luôn được giữ sạch sẽ đến nó hoạt động đúng. Khi điều chỉnh hết cỡ, lái xe sẽ biết vì phải đạp chân phanh sâu hơn và việc thay má phanh phải được tiến hành ngay.