Quạt gió két nước làm mát động cơ: Phân loại, cấu tạo, nguyên lý
Phân loại quạt gió két nước làm mát động cơ theo các phương án dẫn động và kết cấu
Hinh 7.17. Sơ đồ các phương án dẫn động và kết cấu quạt gió.
1. Cánh quạt; 2. Bulông; 3. Bánh đai dẫn động cơ cấu phụ; 4. Vòng bít; 5.Ổ bị; 6. Bánh răng; 7. Trục; 8.Bánh công tác; 9. Nắp dâu trục; 10. Trục của quạt gió; 11.Bánh đai truyền; 12. Tang trống có cánh.
Quạt gió dùng trên động cơ làm mát bằng không khí có thể là quạt li tâm hoặc có thế là quạt hướng trục, nhưng thông dụng nhất là quạt hướng trục. Quạt gió cung cấp lưu lượng gió cần thiết và có tốc độ cao để làm mát động cơ. Ở động cơ quạt gió thường dùng để làm mát là quạt li tâm, có cấu tạo bao ngoài cánh quạt là vỏ, trục quạt được quay trên hai ố bi. Vỏ và cánh quạt gió (hưởng được chế tạo bằng nhôm, được lắp ổ bên phải động cơ, phía trên của vỏ quạt gắnvới nắp xilanh, còn phía dưới gắn với cácte. Không khí làm mát được thối do quạt gió đặt phía trước động cơ thổi vào phiến tắn nhiệt hoặc được hút qua phiến tắn nhiệt bởi quạt đặt ở phía bánh đà.
Khi lưu lưu lượng khí tiêu hao như nhau thì sức cần khí động của dòng khí khi dùng quạt hút cao hơn 12+23% và công suất tốn thất cho làm mát trong trường hợp này cũng tăng lên 15+32% . Độ chênh lệch nhiệt độ tăng khoảng 4+6°C. Các kiểu bố trí quạt gió của động cơ một hàng xi lanh giới thiệu trên hình 6.18 và kiểu bố trí của động cơ chữ V trên hình 6.19.
Hình 7. 18. Các phương án bố trí bản hưóng gió và dẫn động quạt gió trên động cơ một hàng xi lanh.
Hình 7.19. Bố trí quạt gió và bản dẫn gió trong động cơ làm mát bằng gió, xi lanh bố trí theo hình chữ V.
Quạt gió của động cơ một hàng xilanh cũng như động cơ bố trí theo hình chữ V được dẫn động bằng nhiều cách: bằng bánh răng, xích, đai truyền hoặc dẫn động trực tiếp bằng đuôi trục khuýu ở hình 6.17. Dẫn động quạt gió theo hai cách đầu tốt hơn so với cách thứ ba vì không bị trượt như khi dùng đai truyền dùng bánh răng và xích có bị mỏn, rão. Hơn nữa do tý số truyền giữa trục khuýu và trục quạt không đổi , nên tốc độ của quạt gió thay đối đúng theo sự thay đổi của số vòng quay truc khuýu.
Dẫn động quạt gió bằng bánh răng thường được dùng trong động cơ có số xi lanh ít hơn 4 và đường kính xi lanh nhỏ hơn 120mm. Dẫn động quạt gió bằng xích, nếu dùng loại xích đặc biệt (xích răng) thì có thế giảm được tiếng ổn so với dẫn động bằng xích răng. Nhưng do sau một thời gian làm việc, xích bị mòn rão, ta dùng bánh căng xích, tuy nhiên, phần lớn các động cơ làm mát bằng gió thường dẫn động quạt gió bằng đai truyền. Phương án này dẫn động rất đơn giản, êm và cũng tương đối bên.
Nhưng khi dùng đai truyền để đẫn động quạt gió, đai truyền thường chóng bị rão gây nên hiện tượng trượt đai ảnh hưởng đến số vòng quay của quạt. Vì vậy khi dùng đai truyền để dẫn động quạt gió, bao giờ cũng phải dùng bánh căng đai để đảm bảo độ căng nhất định của đai truyền. Đối với những động cơ làm mát bằng không khí có số xilanh ít hơn hai thì quạt gió thưởng được dẫn động trực tiếp bằng đuôi trục khuýu.
Gân tản nhiệt của xi lanh và nắp xi lanh
Khi thiết kế hình đáng và kích thước các gân tắn nhiệt thường giải quyết hai vấn đề mâu thuẫn với nhau: tắn nhiệt tốt nhưng tốn thất khí động bé. Vấn dễ thứ nhất đòi hỏi phải có bể mặt gân, chiều dày gân và số lương gân lớn. Nhưng vấn để thứ hai thì ngược lại. Bề mặt gân tản nhiệt, trên lý thuyết truyền nhiệt có thế có các dạng như trên hình 6.20.
Hình 7.20.Các dạng bê mặt gân tản nhiệt của động cơ làm mát bằng gió.
a.Dạng bề mặt parabol lõm; b.Dạng tam giác; c.Dạng hình thang; d. Dạng hình
chữ nhật
Về mặt truyền nhiệt mà nói hiệu quá truyền nhiệt của gân parabol là tốt nhất, vì nó có gradien nhiệt theo chiều cao h là không đối. Hiệu quả đó sẽ giảm dân theo thứ tự các bể mặt: tam giác, hình thang và hình chữ nhật. Trên thực tế chế tạo thì người ta thay thế bề mặt chế tạo parabol đó bằng bể mặt tao ra bởi các cung tròn, còn dạng hình thang là biến tướng của dạng tam giác. Các dạng gân thực tế khi thiết kế và khi chế tạo được giới thiệu trên hình.7.20.