Thanh răng thước lái
Thanh răng thước lái là gì ?
- Thanh răng chính là chi tiết không thể thiếu cấu tạo lên thước lái và thanh răng nằm trong hệ thống ray trượt tịnh tiến
- Thanh đòn giúp truyền chuyển động tịnh tiến từ vị trí thanh ray lên đến các rô-tuyn lái ngoài và rô-tuyn lái trong
- Rô-tuyn lái có vai trò truyền động lực tịnh tiến lên bánh xe
Cấu tạo thanh răng thước lái
Thanh răng thước lái là một thành phần quan trọng trong hệ thống lái ô tô. Nó chịu trách nhiệm chuyển động quay từ vô lăng sang các bánh xe để điều khiển hướng di chuyển của xe. Nó kết hợp với trục các đăng qua các bánh răng để có tác dụng chuyển từ lực quay sang lực tịnh tiến
Thanh răng:
Thanh răng là thanh nằm trên thước lái thường được làm bằng thép, trục lái chịu 1 lực rất mạnh là lực dọc trục thì người ta sẽ bố trí thanh ngang nằm nghiêng . Thanh răng có một dãy răng cưa chạy dọc theo bề mặt của nó.
Bánh răng:
Bánh răng là một bánh có răng cưa, thường là một bánh răng đặt vuông ngóc với thanh răng. Bánh răng thường được gắn vào trục lái từ vô lăng
Gioăng phớt và bạc
Thanh răng thường có các gioăng phớt ở hai đầu để ngăn chặn rò rỉ dầu thuỷ lực và chất bẩn xâm nhập vào bên trong.
Nguyên lý hoạt động thanh răng thước lái
Nguyên lý hoạt động của thanh răng thước lái dựa trên nguyên tắc chuyển động quay thành chuyển động ngang để điều khiển hướng di chuyển của bánh xe.
Thanh răng là một thanh dẹp và dài có một dây răng cưa chạy dọc theo bề mặt. bánh răng là một bánh có răng cưa nằm song song và chạy ngang với thanh răng khi vô lăng được xoay chuyển động quay của vô năng được chuyền đến bánh răng
Khi bánh răng di chuyển, dãy răng cưa của nó tác động qua các răng trên thanh răng. Sự tiếp xúc giữa các răng này tạo ra một lực đẩy ngang, chuyển đổi chuyển động quay của bánh răng thành chuyển động ngang.
Khi tài xế áp dụng lực lên tay lái để thay đổi hướng di chuyển của xe và lực tay lái sẽ được chuyền đến cột lái, thước lái chuyển đến bánh lái rồi bánh lái được quay tạo ra sự chuyển động
Thanh răng hoạt động dựa trên nguyên lý biến đổi từ chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến. Khi bánh răng và thanh răng kết hợp với nhau sẽ tạo ra sự chuyển động ăn khớp nhịp nhàng theo dạng khép cứng vào nhau mà không hề có độ rung hay độ trượt.
Nguyên nhân làm hư hỏng thanh răng thước lái
Có một số nguyên nhân làm cho thanh răng hư hỏng là :
- Thanh răng là bộ phận được hoạt động thường xuyên phải chịu lực dọc trục vì vậy theo thời gian sẽ bị mai mòn gỉ sét và hỏng hóc
- Rò rỉ dầu thủy lực trong hệ thống thước lái có thể bị hỏng răng Nếu có rò rỉ, dầu thuỷ lực và khổng đủ để bôi trơn và làm mát thanh răng, gây mài mòn và hỏng hóc.
- Sử dụng xe một cách cẩu thả,, va chạm mạnh hoặc không bảo dưỡng định kỳ có thể gây hỏng thanh răng thước lái.
- Khi xe thường xuyên chạy trên địa hình gồ ghề, nhiều sỏi đá, thước lái có thể bị hư hỏng do bánh xe không tiếp xúc chuẩn xác với mặt đường
- Chở quá trọng tải và cồng kềnh vượt mức khuyến cáo của nhà sản xuất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thước lái và gây hư hỏng nghiêm trọng
- Dầu trợ lực lái, mỡ có tác dụng bôi trơn và giảm ma sát cho các chi tiết của thước lái. Nếu thiếu dầu trợ lực lái, các chi tiết này sẽ bị ma sát nhiều hơn và có thể dẫn đến hư hỏng
Cách khắc phục hư hỏng thanh răng thước lái
- Nếu nguyên nhân gây hỏng thanh răng là do gioăng phớt bị hư hỏng, bạn cần thay thế gioăng phớt mới.
- Nếu thanh răng đã quá mòn, không thể khắc phục ta nên thay thế thước lái mới và chính hãng. Đảm bảo rằng thước lái mới được lắp đúng cách và căn chỉnh chính xác.
- Gia công và phục hồi lại thanh răng thước lái để đảm bảo độ bóng, độ cứng, độ mài mòn của thanh răng
- Kiểm tra các bộ phận khác của hệ thống thước lái như bánh răng, bánh xe, trục lái, ống dẫn dầu thủy lực, và các rotuyn. Nếu phát hiện bất kỳ hư hỏng nào, cần thay thế hoặc sửa chữa chúng.
Kiểm tra và bảo dưỡng thanh răng thước lái
- Kiểm tra và vệ sinh: Kiểm tra thanh răng để xác định mức độ hỏng hóc. Nếu chỉ có một số vết mài mòn nhỏ hoặc gỉ sét, bạn có thể vệ sinh và loại bỏ chúng. Sử dụng một bàn chải cứng và dung dịch làm sạch đặc biệt để loại bỏ chất bẩn và gỉ sét. Sau đó, lau khô thanh răng hoàn toàn.
- Bảo dưỡng định kỳ hệ thống thước lái để đảm bảo hoạt động ổn định và tránh hư hỏng
- Kiểm tra mức dầu trợ lực lái và bổ sung nếu cần thiết. Dầu trợ lực lái có tác dụng bôi trơn và giảm ma sát cho các chi tiết của thước lái. Việc thiếu dầu trợ lực lái có thể gây hư hỏng và khó khăn khi đánh lái.