Tìm hiểu về bánh xe dẫn hướng của xe ô tô

Tác giả: Vương Ngọc Thắng Ngày đăng: 27/02/2022

Việc bố trí bánh xe dẫn hưởng liên quan trực tiếp tới điều khiển, tính ổn định chuyển động. Các yêu cầu chính của việc bố trí là điều khiển hướng chuyển động nhẹ nhàng, chính xác, đảm bảo ổn định khi chạy thẳng cũng như quay vòng kể. cả khi có sự cố của các hệ thống khấc. Đối với ôtô con các yêu cầu này càng nâng cao vì vận tốc chuyển động không ngừng tăng lên. Trên cầu dẫn hướng, các bánh xe được bố trí và quan tâm thích đáng, ở các bánh xe không dẫn hướng cũng được để ý, song bị giới hạn bởi giá thành chê' tạo và sự phức tạp của kết cấu nên cách bô' trí vẫn tuân thủ các điều kiện truyền thống.

Các bố trí của bánh xe dẫn hướng đó là:

Góc nghiêng ngang của bánh xe (y).

Góc chụm bánh xe (5)

Góc nghiêng ngang cỏa trụ đứng (ơ) và bán kính quay bánh xe (r0).

Góc nghiêng dọc trụ đứng (t) và độ lệch trụ của trụ đứng nk.

Cần chú ý khi xác định các thông số trên, xe phải ở trạng thái không tải và đạt thẳng hướng chuyển động.

Góc nghiêng ngang của bánh xe

Góc nghiêng ngang của bánh xê là góc xác định trên mặt phảng ngang của xe, được tạo thành bởi hình chiếu mật phẳng đối xứng dọc của lốp xe và phương thẳng đứng.

Nếu phần trên của bánh xe nghiêng ra ngoài, góc nghiêng ngang được coi là góc dương, ngược lại coi là âm.

Trên các xe con ngày nay giá trị y thường từ +5’ đến +10’ (khi trên xe con có 2 đến 3 người). Mục đích của góc này là nhằm đảm bảo ổn định chuyển động thẳng và sự lăn phăng của bánh xe, giảm va đập của mép lốp với mặt đường tạo mòn đều bề mặt lăn. Khi y (ứng-với trạng thái không tâi) quá nhỏ, mép trong của bề mặt lăn bị mòn nhiều. Khi Yo lớn thì mòn nhiều mép ngoài. Giá trị y gần bằng không hoặc bằng không có ưu điểm là khi đi trên đường vòng bánh xe nằm trong vùng có khả năng truyền lực dọc, lực bên tốt nhất, đồng thời giảm dào động trong hệ thống lái. Từ năm 1971 về trước Ỵo từ +2° đến +3°, sau đó là ±1°, hiện nay giá trị này thấp hơn (xem bảng 2.1). Trong chế tạo sai lệch của giá trị Yo cho phép về hai phía là ±30’ (theo DIN 700200 - 1972).

Với hệ treo độc lập, bánh xe đàn hồi, dưới tác dụng của lực bên (đường nghiêng, gió bên) thân xe bị nghiêng, bánh xe bị thay đổi độ nghiêng với thân xe, làm xuất hiện mômen hiệu ứng con quay với trụ đứng, người lái phải giữ vành lái để cân bằng, như vậy các phản lực bên của đường sẽ tác dụng vào đòn nối trong hệ thống lái. Nếu lực bên lớn sẽ làm tăng tải trọng tác dụng lên hệ thống lái. Việc đạt Ỵ(J lớn sẽ làm tăng tải trọng tác dụng lên hệ thống treo, khung xe, hệ thống lái (lốp hao mòn nhanh và dẫn tới việc vành lái bị dao động).

Khi chuyển động trên đường vòng, do tác dụíĩg của lực ly tâm, thân xe nghiêng ra ngoài, tức là các bánh xe ngoài nghiêng vào trong, các bánh xe trong nghiêng ra ngoài so với thân xe. Để đảm bảo các bánh xe lăn gầh vuông góc với mặt đường và tiếp nhận lực bên tốt hơn, trên xe cao tốc, hệ treo độc lập thường có Ỵo âm. Trên xe đua (không quan tâm đến mài mòn lốp) góc Ỵo có giá trị âm lớn ngay cả khi xe không tải.

Bạn đang xem: Tìm hiểu về bánh xe dẫn hướng của xe ô tô
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý