Tìm hiểu về xe ô tô máy dầu
Lịch sử phát triển của xe ô tô máy dầu
Do yêu cầu của luật pháp ngày càng khắt khe hơn về vấn đề giảm ô nhiễm môi trường do các chất khí độc hại và giảm tiếng ồn đồng thời giảm suất tiêu hao nhiên liệu, hệ thống phun nhiên liệu và hệ thống điều khiển đã liên tục được phát triển. Ban đầu, hệ thống nhiên liệu dùng bơm cơ khí (bơm phân phối), với bơm này rất khó đạt được yêu cầu cả về hiệu suất kinh tế và bảo vệ môi trường.. Thế hệ tiếp theo là bơm phân phối điều khiển điện (COVEC-F) của Zexel. Hiện nay là hệ thống nhiên liệu CRDi (Phun nhiên liệu trực tiếp sử dụng ray chung) sử dụng rất nhiều cảm biến để phát hiện điều kiện hoạt động của động cơ đồng thời sử dụng nhiều có cấu phát động để điều khiển sự hoạt động của động cơ. Cả cảm biến và cơ cấu phát động đều là các thiết bị Cơ khí – Điện – Điện tử kết hợp. Một mô đun điều khiển xử lý các thông tin do các cảm biến đưa đến và đưa ra các tín hiệu điều khiển cho các cơ cấu phát động để các động cơ hoạt động tốt nhất.
Nguyên lý hoạt động của động cơ xe ô tô máy dầu
Động cơ xe ô tô máy dầu là động cơ cháy cưỡng bức, hỗn hợp nhiên liệu và không khí được hình thành bên trong buồng đốt. Vòi phun được lắp bên trong nắp quy lát và phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng đốt. Trong chu kỳ nạp, piston đi xuống, xu páp nạp mở và hút không khí vào buồng đốt thông qua đường nạp không có bướm gió. Trong chu kỳ nén, không khí được nén lên đến áp suất (32 - 55) bar, nhiệt độ lên đến 8000C. Cuối chu kỳ nén, nhiên liệu được phun vào buồng đốt dưới áp suất từ (250 -1600) bar tùy thuộc vào loại động cơ và hệ thống nhiên liệu được sử dụng. Chu kỳ nổ, hỗn hợp nhiên liệu tự bốc cháy do áp suất và nhiệt độ, nhiệt độ và áp suất buồng đốt còn tăng cao hơn nữa. Năng lượng cháy tác động vào piston và chuyển dổi thành năng lượng cơ khí truyền cho trục khuỷu. Chu kỳ xả, piston đi lên, đẩy khí cháy ra ngoài thông qua các xu páp xả.