[Tổng quan] Sơn xe ô tô

Tác giả: Vương Ngọc Thắng Ngày đăng: 07/05/2023

Giới thiệu về sơn xe ô tô

Sơn ô tô là quá trình tạo màu cho lớp vỏ ô tô trong quá trình sản xuất ra một chiếc xe hoàn chỉnh. Lớp sơn này có tác dụng bảo vệ khung xe làm bằng kim loại giúp tránh bị oxi hóa, ngoài ra nó còn đóng vai trò làm đẹp chiếc xe cũng như làm điểm nhấn và tăng giá trị xe

Ngày nay ngoài việc sơn nguyên bản ra còn có nhiều dịch vụ về sơn như: sửa chữa các vết bị trầy xước, làm lại sơn bị ố, bạc màu,....

Các kĩ thuật sơn ô tô

Hiện nay có hai cách sơn ô tô phổ biến nhất là: sơn tĩnh điện và sơn dặm. Trong đó sơn tĩnh điện được sử dụng trong quy trình sản xuất ô tô là lớp sơn đầu tiên của xe, còn sơn dặm thường được sử dụng trong quá trình sửa chữa chắp vá những bề mặt bị xước, vỡ do va chạm.

Sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện Là quá trình phủ lên bề mặt cần che phủ một chất dẻo có thể là nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn. Trong đó nhựa nhiệt dẻo tạo thành một lớp phủ mà không cần phải qua phản ứng  biến đổi cấu trúc phân tử, còn nhựa nhiệt rắn thì chúng lại được xếp chồng chéo lên nhau tạo lên một lớp màng vĩnh cửu. Và khi sơn người thao tác sẽ để điện tích (+) đia qua súng sớn và để điện tích (-) đi qua bề mặt vật cần sơn.

Ưu điểm: vật tư được sử dụng lên tới 99% sơn thừa có thể được sử dụng cho lần sau,không cần sử dụng sơn lót, thời gian làm việc ngắn, dễ dàng vệ sinh. Tuổi thọ sơn cao, bóng

Nhược điểm: giá thành vật tư cao, yêu cầu trình độ người thao tác cao

Sơn dặm

Sơn dặm Là cách sơn phổ biến nhất hiện nay thường dùng để sửa các vết chầy sước nhỏ không quá lớn. Thời gian xử lý nhanh gọn, yêu cầu tay nghề không quá cao nhưng cần có kinh nghiệm và độ hiểu biết về màu sơn cũng như kỹ thuật pha sơn tránh tình trạng sơn sai màu gây mất thẩm mỹ và mất uy tín.

Ưu điểm: thời gian khắc phục nhanh chóng, chi phí thấp

Nhược điểm: thời gian sử dụng thấp nếu cơ sở không uy tín, dễ bong tróc

Quy trình thực hiện

Bước 1: quan sát đánh giá hư hỏng, khoanh vùng diện tích bề mặt cần sơn lại

Bước 2: chuẩn bị dụng cụ làm việc

  • Máy mài
  • Máy đánh bóng
  • Giấy ráp
  • Sơn lót
  • Dụng cụ quét sơn lót
  • Màu sơn
  • Máy đánh bóng

Bước 3: thực hiện mài bề mặt sơn

Bước 4: quét lớp matit sau đó dùng giấy ráp mài nhẵn bề mặt. Sau đó thao tác lại một lần nữa

Bước 5: sơn lót và đánh nhẵn bề mặt

Bước 6: phun màu sơn và đánh bóng bề mặt mới sơn

Lưu ý : làm việc trong môi trường đầy đủ ánh sáng, sử dụng đầy đủ dụng cụ bảo hộ cũng như mặt nạ phòng độc, thao tác nhẹ nhàng.

Các loại sơn thường được sử dụng

Sơn lót chống rỉ

Công dụng: tăng cường khả năng chống rỉ cho vật liệu ngoài ra nó còn giúp tăng khả năng kết nối giữa bề mặt với lớp sơn tiếp theo. Sơn chống rỉ thuộc loại sơn nước, khô ở 150-180°C.

Các thành phần chính:

  • Chất tạo màng: là thành phần chiếm tới 60% và nó có thể bám vào bề mặt qua quá trình tĩnh điện. Ở hệ sơn này chất tạo màng thường là nhựa Epoxy hoặc Melamin
  • Bột màu: giúp tăng khả năng chống chịu của sơn trước thời tiết giúp bề mặt vật liệu không bị oxi hóa
  • Dung môi: giúp quá trình hòa tan giữa các chất được tối ưu và chúng sẽ mất đi sau khi sơn được khô lại.
  • Chất phụ gia: giúp tăng khả năng làm việc của màng sơn
  • Nước ID: nhằm loại bỏ sơn thừa sau giai đoạn sơn

Sơn lót

Công dụng: Sơn lót có nhiệm vụ chính là làm nhẵn bề mặt sơn nền, bảo vệ sơn nền và tăng khả năng bám dính với lớp sơn tiếp theo

Các thành phần chính:

  • Chất tạo màng: cũng có công dụng như lớp sơn chống rỉ nhưng ở lớp sơn này còn được tạo ra từ nhựa Polyeste.
  • Bột màu
  • Dung môi: khác với sơn chống rỉ ở lớp sơn lót này dung môi được sử dụng là các loại dung môi thơm,dung môi este,ete hoặc rượu
  • Phụ gia: bao gồm các chất chống oxi hóa, chống tia cực tím,...

Sơn màu phủ

Sơn màu phủ là lớp sơn cuối cùng có mục đích tạo màu giúp tạo thẩm mĩ cho xe và loại sơn này là hệ sơn khô ở 80° hoặc 140°. Hiện nay có hai loại sơn phủ đó là loại phủ cần sấy và loại tự khô

  • Sơn màu phủ cần sấy khô ở 140°C trong 18 phút. Được cấu thành giống như các bề mặt sơn trước đó. Ngoài ra ở lớp sơn này được trang bị thêm 1 số chất chống tia cực tím
  • Sơn tự khô dùng chủ yếu trong sửa chữa các chi tiết chịu nhiệt độ thấp, dễ bị biến dạng bởi ngoại lực...và chúng thường được khô nhanh ở 80°C hoặc khô tự nhiên trong 24h

Sơn bóng

Sơn bóng là lớp sơn ngoài cùng giúp tăng độ bóng và tăng tính thẩm mĩ. Loại sơn này có thể được sấy khô hoặc tự khô.

Liên hệ báo giá chi tiết và tư vấn sơn xe ô tô

Hotline & zalo: 09 62 68 87 68

Gara Ô Tô Mỹ Đình THC

Địa chỉ: Số 587-589 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Google map:

  •  
Bạn đang xem: [Tổng quan] Sơn xe ô tô
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý