Trục láp, Cây láp ô tô là gì? Cấu tạo, phân loại trục láp, cây láp ô tô? Các hư hỏng, cách kiểm tra và sửa chữa

Tác giả: Khang Thế Ngày đăng: 08/05/2021

Trục láp xe ô tô - cây láp là gì ?

Trục láp hay còn gọi là cây láp xe ô tô. Lý do người ta gọi như vậy là do trục láp là chi tiết dạng trụ giống như cây hay ngược lại đây là chi tiết dạng trục nên người gọi là trục láp. Trục láp xe ô tô dịch sang tiếng anh nghĩa là Drive Axles hay Drive Shaft.

Cây láp là chi tiết, phụ tùng xe ô tô có dạng hình trụ dùng để truyền moment xoắn từ truyền lực chính đến các bánh xe chủ động. Ngoài ra, trục láp xe ô tô còn có tác dụng tiếp nhận tải trọng uốn do lực tác động lên bánh xe. Tải trọng này là một phần khối lượng ôtô truyền lên các trục láp xe ô tô và cả đường gồ ghề (xe bị xóc), lực ly tâm xuất hiện khi ôtô đi vào đường vòng hay đường nghiêng.

truc-lap-xe-o-to-la-gi

Nếu xe đặt dầm cầu liền (hệ thống treo phụ thuộc) thì truyền động tới các bánh xe chủ động nhờ, các trục láp xe ô tô. Nếu đặt hệ thống treo độc lập, cũng như truyền moment tới các bánh xe chủ động dẫn hướng thì có thêm khớp các đăng đồng tốc.

Dù hệ thống treo nằm ở vị trí nào, trục láp xe ô tô cũng phải đảm bảo truyền hết moment xoắn đến các bánh xe chủ động. Khi truyền moment quay, vận tốc góc của các bánh xe chủ động không thay đổi.

Các loại trục láp - cây láp xe ô tô 

Theo kết cấu của cầu xe ô tô thì chia ra:

  • Loại cầu liền.
  • Loại cầu rời.

Theo mức độ chịu lực hướng kính, lực chiều trục chia ra:

  • Loại trục láp xe ô tô không giảm tải
  • Loại trục láp xe ô tô giảm tải 
  • Loại trục láp xe ô tô giảm tải %
  • Loại trục láp xe ô tô giảm tải hoàn toàn

Cấu tạo trục láp xe ô tô

Cấu tạo loại trục láp xe ô tô không giảm tải

Khi ổ bi trong và ổ bi ngoài đều đặt trực tiếp lên trục láp xe ô tô . Trong trường hợp này trục láp xe ô tô chịu toàn bộ các lực là:

Hình 1.82. Trục láp xe ô tô không giảm tải.

Mômen uốn gây nên do lực vòng từ bánh răng chậu chuyển về đầu trục láp xe ô tô, mômen xoắn Mx, phản lực thẳng đứng từ bánh xe Zbx lực kéo Xk, lực phanh Xp, lực cản trượt ngang y xuất hiện khi ôtô máy kéo đi trên đường nghiêng hay khi quay vòng, nghĩa là tất cả các ngoại lực vòng của bánh răng chậu. Loại trục láp xe ô tô không giảm tải này hiện nay trong ôtô hiện đại không dùng.

Cấu tạo loại trục láp xe ô tô giảm một nửa

Hình 1.83. Trục láp xe ô tô giảm nửa tải

Loại này ổ bi trong đặt trên vỏ vi sai, còn ổ bi ngoài đặt ngay trên trục láp xe ô tô, trục láp xe ô tô chịu các lực và mômen sau: Từ phía mặt đường có các lực và phản lực Zbx, Xk, Xp, y còn mômen thì có: Mz = Zbx.b; Mk =Xk.rbx hay Mp = xp.rbx, mômen My = y.rbx. Về phía vi sai có phản lực R, và phản lực y có mômen Mk, Mp.
Loại trục láp xe ô tô giảm tải một nữa được dùng phổ biến trong máy kéo bánh bơm và một số ôtô du lịch.

Cấu tạo loại trục láp xe ô tô giảm tải

Hình 1.84. Trục láp xe ô tô giảm % tải.

Loại này ổ bi đặt trên vỏ hộp vi sai như loại trục láp xe ô tô giảm ^ tải, còn ổ bi ngoài được đặt trên dầm cầu và lồng vào trong mayơ của bánh xe. Bố trí như vậy trục láp xe ô tô chỉ chịu mômen xoắn Mk hay mômen phanh Mp và phản lực tác dụng ngang của đất y. Các lực kéo tiếp tuyến Xk và phản lực thẳng đứng của đất Zbx do dầm cầu chịu. Ở loại này ổ bi ngoài có thể là ổ bi cầu 2 dãy hoặc ổ bi đũa nhưng chỉ có một ổ. Trục láp xe ô tô giảm % tải có ở xe con và một số xe tải.

Cấu tạo loại trục láp xe ô tô giảm hoàn toàn

Hình 1.85. Trục láp xe ô tô giảm tải hoàn toàn

Loại này chỉ khác loại trục láp xe ô tô giảm % tải là kết cấu ổ bi ngoài, có hai ổ đặt gần nhau (có thể một ổ cầu và một ổ côn). Như vậy trục láp xe ô tô chỉ chịu mômen xoắn Mk hoặc Mp từ phía vi sai (khi phanh bằng phanh tay) và mômen Mk = xk.rbx hay Mp= xp.rbx (từ phía đường tác phanh chính). Các lực xk, y, zbx sẽ không truyền đến trục mà chỉ truyền đến dầm cầu (mômen My = y.rbx do ổ bi chịu). Loại giảm tải hoàn toàn được phổ biến trên tất cả các xe ôtô vận tải cỡ trung bình, cỡ lớn

Trục láp xe tải - cây láp xe tải

Cây láp, trục láp của dòng xe tải thường có cấu tạo khác so với với trục láp, cây láp cho xe ô tô con. Thông thường cây xe tải là chi tiết dạng trục liền khối không có các gối đỡ, khớp nối giữa 2 trục như cây láp của xe ô tô con.

Nguyên nhân có cấu tạo khác nhau này giữa cây láp cho xe tải và xe con là do xe tải yêu cầu khả năng tải lớn, mô men xoắn lớn nên yêu cầu công suất động cơ truyền tối đa đến các bánh xe ô tô tải

Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của trục láp, cây láp

Hiện tượng trục láp hoạt động có tiếng ồn

  • Khi ô tô hoạt động nghe tiếng ồn ở cụm trục láp về hai bên truyền lực chính, tốc độ càng lớn tiếng ồn càng tăng.

Nguyên nhân trục láp hoạt động có tiếng ồn

  • Trục bị cong hoặc phần then hoa của trục láp và bánh răng: mòn, nứt, rỗ nhiều.

Hiện tượng trục láp hoạt động rung giật, có tiếng ồn lớn

  • Khi ô tô hoạt động nghe tiếng ồn lớn ở cụm trục láp, tốc độ càng lớn tiếng ồn càng tăng

Nguyên nhân trục láp hoạt động rung giật, có tiếng ồn lớn

  • Trục láp và các ổ bi: cong và vỡ ổ bi.
  • Thiếu dầu bôi trơn.

Phương pháp kiểm tra trục láp - cây láp

Kiểm tra cây láp khi vận hành

  • Khi vận hành ô tô chú ý nghe tiếng ồn khác thường ở cụm trục láp, nếu có tiếng ồn cần phải kiểm tra và sửa chữa kịp thời.

Kiểm tra bên ngoài cây láp

  • Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài mặt bích.

Sửa chữa trục láp - cây láp ô tô

Hư hỏng mặt bích của cây láp

  • Hư hỏng chính của mặt bích: nứt, mòn các lỗ côn.
  • Kiểm tra: Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ vênh của mặt bích (độ vênh không lớn hơn 0,2 mm) dùng cữ đo độ mòn của các lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật. Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài.

Sửa chữa mặt bích của cây láp

  • Các lỗ côn mòn quá giới hạn hoặc nứt cho phép tiến hành hàn đắp sau đó doa lại lỗ theo kích thước ban đầu.
  • Bề mặt bị vênh quá giới hạn cho phép tiến hành gia công hết vênh.

Hư hỏng phần thân trục láp và phần then hoa

  • Hư hỏng thân trục và phần then hoa: cong, nứt, mòn bề mặt lắp ổ bi côn và mòn phần then hoa.
  • Kiểm tra: Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong (độ cong không lớn hơn 1mm), dùng dây chì để đo độ mòn của phần then hoa và bánh răng trục láp và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt.

Sửa chữa phần thân trục láp và phần then hoa

  • Thân trục láp: bị cong quá giới hạn cho phép cần được nắn hết cong, thân bị nứt phải thay mới.
  • Phần then hoa trục láp: Mòn bề mặt răng, bị rỗ nhẹ có thể phục hồi bằng hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định hoặc thay phần then hoa mới.
Tags: Cây láp
Bạn đang xem: Trục láp, Cây láp ô tô là gì? Cấu tạo, phân loại trục láp, cây láp ô tô? Các hư hỏng, cách kiểm tra và sửa chữa
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý