XE Ô TÔ ĐÁNH LÁI PHÁT RA TIẾNG KÊU CẠCH CẠCH CHÓI TAI

Tác giả: Khang Thế Ngày đăng: 19/09/2024

Giới Thiệu

Khi đánh hết lái phát ra tiếng kêu cót két, lạch cạnh chói tai chắc hẳn chủ xe rất lo lắng về tình trạng xe của mình, tình trạng càng ngày càng nặng, ban đầu chỉ là tiếng lục lục nhỏ, sau vài hôm phát ra tiếng cạch cạch rất chói tai. Gara Ô Tô Hoài Đức THC đã tiếp nhận, xử lý rất nhiều xe gặp tình trạng này, Nhiều chủ xe chưa có kinh nghiệm cứ nghĩ rằng hệ thống lái của mình có vấn đề, nhưng có nhiều nguyên nhân gây nhầm lẫn về pan bệnh này.

Nội Dung

Để kiểm tra ta cần xác định là tiếng kêu phát ra từ đâu, vào thời điểm đánh lái ở vị trí góc nào. Kiểm tra thước lái có vấn đề hay không rất đơn giản, hay sử dụng tại các gara đó là lắc bánh xe. Lắc theo 2 hướng chính để cảm nhận độ “ dơ” của thước lái hay hệ thống lái gồm rotuyn lái và cơ cấu lái. Hoặc có thể dùng ống nghe để xác định được chính xác hơn.

Nếu hệ thống lái không có vấn đề gì hoặc ở mức độ nhẹ không thể gây nên tiếng kêu như vậy, ta tập trung vào trục láp ngoài hay bán trục truyền động của ô tô. Sự khác nhau giữa tiếng kêu do hư hỏng thước lái đó là khi hỏng trục láp đó là khi đánh lái hết cỡ về 1 hay 2 hướng phát ra tiếng kêu thì đó chính là điểm giới hạn của trục láp, khi đánh lái hết cỡ đồng thời di chuyển tiếng kêu sẽ phát ra liên tục, đó chính là do trục láp.

Tóm lại, với lỗi trục láp xảy ra khi xe di chuyển và phát ra tiếng kêu liên tục. Còn với thước lái dù di chuyển hay đứng yên nó chỉ phát ra ở vị trí nhất định 1 lần khi ở điểm đó. Chủ xe cần chú ý để xác định được bệnh của xe ở đâu

Vậy nguyên nhân do đâu lại khiến trục láp hư hỏng như vậy?. Ngoài vấn đề “ tuổi tác” thời gian tổn hại cho trục láp nói riêng và xe ô tô nói chung. Nhưng phần lớn đó là sự chủ quan, thiếu bảo dưỡng định kì của người lái. Sau đây là một số nguyên nhân chính.

Cao su chụp bụi láp bị rách

Đây là phần cao su ôm sát, làm kín bảo vệ chuông láp, sau thời gian dưới tác động của môi trường, phần cao su này trở lên cứng nứt, không đủ độ đàn hồi thì khi đánh lái liên tục, cao su cũng sẽ đàn hồi biến dạng liên tục và rách nứt ra.

Điều này tạo cơ hội cho nước, bụt bẩn, cát sỏi từ mặt đường chui vào bên trong tàn phá các chi tiết ổ bi bên trong. Các thành phần này chuyển động liên tục với tốc độ cao thêm vào đó là nước, bụi bẩn tàn phá sẽ rất nhanh gây kẹt, dơ và phát ra tiếng kêu đặc trưng của kim loại.

Chỉ vì 1 chi tiết rất nhỏ, nhưng làm hỏng cả 1 chi tiết quan trọng, có giá trị rất cao. Vì vậy chủ xe khi bảo dưỡng định kì nên nhờ kĩ thuật kiểm tra các chi tiết trong hệ thống gầm động cơ, nhìn bằng mắt thường dễ thấy đó là có dầu, mỡ chảy ra hay không, các cao su, tăm bông, chụi bụi bảo vệ thước lái, trục láp… để phát hiện ra sớm các hư hỏng xử lý kịp thời.

Do lâu không bảo dưỡng

Hệ thống truyền động nói chung, trục láp nói riêng đều là các chi tiết truyền động, cần được bôi trơn để hoạt động trơn tru. Trục láp phải hoạt động liên tục dưới tải trọng cao và cường độ lớn, dẫn đến mài mòn các bánh răng và khớp nối.

 Khi để quá lâu không bảo dưỡng, vệ sinh, tra mỡ thường xuyên, các chất bôi trơn bị biến chất, khô cứng, mất khi khả năng bôi trơn khiến các chi tiết kim loại ma sát với nhau. Tất nhiên sau thời gian bào mòn như vậy, trục láp sẽ xảy ra hiện tượng hư hỏng.

Nên bảo dưỡng trục láp khi nào, và làm ra sao?

Như đã nói ở trên, khi bảo dưỡng định kì, ngoài thay dầu là điều bắt buộc. Các bạn nên chú ý các chi tiết này, nếu phát hiện phần cao su đã bị rách, tiến hành thay phần cao su mới và bảo dưỡng trục láp. Ngoài ra, khi tới thời điểm thay dầu hộp số, cũng nên bảo dưỡng trục láp cho cả hệ thống truyền động của xe hoạt động ổn định. Khi bảo dưỡng cần tháo ra nhẹ nhàng tránh ảnh hương tới các ổ bi. Tiến hành vệ sinh sạch sẽ các phần mỡ bôi trơn đã quá bẩn, sau đó là tra mỡ láp chịu nhiệt chuyên dụng.

Quy trình cuối cùng cũng là quan trọng nhất đó là lắp phần cao su chụp bụi. Ngoài phụ tùng có chất lượng cao thì thao tác cũng rất quan trọng, phải cho các mép tiếp xúc vào đúng rãnh của láp, điều này khiến cho 2 đầu của cao su ôm sát với trục, dùng đai láp loại chuyên dụng để buộc, ép chặt cao su với trục tránh lỏng lẻo, có khe hở cho nước, bụi bẩn chui vào bên trong, kể cả khi xe di chuyển, đánh lái biến dạng liên tục thì bắt buộc phần cao su này phải giữ nguyên hình dạng, không được bung ra.

Kết Luận

 Trục láp là một bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động của ô tô, chịu trách nhiệm truyền lực từ hộp số hoặc bộ vi sai đến các bánh xe. Khi trục láp bị hỏng, nó có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho xe và ảnh hưởng đến khả năng vận hành. Việc hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục hỏng hóc trục láp sẽ giúp bạn duy trì xe trong tình trạng tốt nhất.

 

Bạn đang xem: XE Ô TÔ ĐÁNH LÁI PHÁT RA TIẾNG KÊU CẠCH CẠCH CHÓI TAI
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý