Bảo dưỡng sửa chữa túi khí xe ô tô: Thông số? Cảnh báo khi bảo dưỡng sửa chữa? Quy trình?

Tác giả: Khang Thế Ngày đăng: 13/05/2021

Thông số sửa chữa hệ thống túi khí xe ô tô

Nối dụng cụ đo Điều kiện kiểm tra Điều kiện tiêu chuẩn
A1(D-) - D2(D-) Trung tâm Dưới 1 Ω
Quay 2.5 vòng sang trái
Quay 2.5 vòng sang phải
A2(D+) - D1(D+) Trung tâm Dưới 1 Ω
Quay 2.5 vòng sang trái
Quay 2.5 vòng sang phải

MÔMEN XIẾT TIÊU CHUẨN CÁC CHI TIẾT CỦA HỆ THỐNG TÚI KHÍ XE Ô TÔ 

Chi Tiết Được Xiết N*m kgf*cm ft.*lbf
Cụm vô lăng x Cụm trục lái 50 510 37
Cụm túi khí hành khách trước x Tăng cứng bảng táp lô 20 204 15
Cụm cảm biến túi khí trung tâm x Thân xe 18 180 13
Cảm biến túi khí trước x Thân xe 9.0 90 80 in.*lbf

Cảnh báo khi sửa chữa cho Hệ thống túi khí xe ô tô (SRS)

Hệ thống túi khí xe ô tô (SRS) được sử dụng cùng với các đai an toàn trước, giúp giảm nguy cơ bị trọng thương cho người lái và hành khách phía trước trongdây một số ya chạm nhất định. 

Luôn tuân theo các cảnh báo sau để tránh gây tai nạn.

• Sử dụng SRS không đúng cách, điều này co thể tăng nguy cơ bị thương hay tử vong khi xảy ra va chạm do nổ túi khí. Vì vậy tất cả kế hoạch bảo dưỡng phải được thực hiện bởi đại lý ủy quyền của NISSAN/INFINITI. 

• Bảo dưỡng không đúng cách, bao gồm tháo và lắp SRS không đúng, có thể gây thương tích cho người vô tình làm kích hoạt hệ thống. Đối với việc tháo Cáp Còi và Mô-đun Túi Khí

• Không được sử dụng thiết bị thử điện trên bất kỳ mạch điện nào liên quan đến SRS trừ khi được chỉ dẫn trong Tài liệu Hướng dẫn Sửa chữa - Bảo dưỡng. Những bó dây điện SRS có thể được nhận dạng bởi các đầu nối bó dây hoặc các bó dây màu vàng và/hoặc màu cam.

Lưu ý khi dùng dụng cụ sửa chữa cho hệ thống túi khí xe ô tô (SRS)

Luôn tuân theo các cảnh báo sau để tránh gây tai nạn.

• Khi làm việc gần Bộ Cảm biến Chẩn đoán Túi Khí hoặc các cảm biến Hệ thống Túi Khí khác mà khoá điện ở ON hoặc động cơ đang chạy, không được sử dụng thiết bị khí hoặc điện hoặc dùng búa gõ vào (các) cảm biến. Rung động mạnh có thể kích hoạt (các) cảm biến và làm nổ (các) túi khí, từ đó có thể gây trọng thương.

• Khi sử dụng dụng cụ điện, khí hoặc búa, luôn xoay khoá điện về OFF, ngắt ắc quy, và đợi ít nhất 3 phút trước khi tiến hành bất kỳ sửa chữa nào.

Các lưu ý Cần thiết khi Quay Vô-lăng Sau khi Ngắt kết nối Ắc quy

Tuân theo các chú ý sau để tránh gây ra lỗi hoặc sự cố.

• Trước khi tháo và lắp bất kỳ bộ điều khiển nào, đầu tiên xoay khoá điện đến vị trí LOCK, sau đó ngắt cả hai cáp ắc-quy.

• Sau khi hoàn thành công việc, xác nhận xem tất cả các đầu nối bộ điều khiển được nối đúng không, rồi nối lại cả hai cáp ắc quy.

• Luôn sử dụng Chức năng TRA cứu để thực hiện tự chẩn đoán là một phần của kiểm tra từng chức năngkhi kết thúc công việc. Nếu một DTC được phát hiện, chẩn đoán xử lý sự cố theo kết quả tự chẩn đoán, sau

Với xe có bộ khoá hệ thống lái, nếu ắc quy bị ngắt kết nối hoặc phóng điện, vô-lăng sẽ khoá và không thể xoay được.

Nếu quay vô lăng được yêu cầu với ắc quy ngắt kết nối hoặc hết điện, làm theo quy trình thao tác bên dưới trước khi khởi động vận hành sửa chữa.

Hướng dẫn quy trình sửa chữa túi khí xe ô tô

1. Nối cả hai cáp ắc quy. P

CHÚ Ý: Cung cấp nguồn sử dụng cáp nối ngoài nếu ắc quy hết điện.

2. Xoay khóa điện đến vị trí ACC.

(Lúc này, khóa hệ thống lái sẽ được nhả.)

3. Ngắt cả hai cáp ắc quy. Khóa hệ thống lái sẽ vẫn được nhả khi cả hai cáp ắc quy ngắt kết nối và có thể xoay vô-lăng.

4. Thực hiện việc sửa chữa cần thiết.

5. Khi hoàn thành công việc sửa chữa, nối lại cả hai cáp ắc quy. Khi bàn đạp phanh nhả, xoay khoá điện từ vị trí ACC sang vị trí ON, sau đó tới vị trí LOCK. (Vô-lăng sẽ khoá khi khoá điện được xoay đến vị trí LOCK.)

6. Thực hiện kiểm tra chẩn đoán tất cả các bộ điều khiển sử dụng chức năng TRA CỨU.

Lưu ý khi Loại bỏ

• Trước khi bỏ mô-đun túi khí, thanh kéo khi lật xe và bộ căng sớm dây đai an toàn, hoặc xe được trang bị các hệ thống tương tự, hãy kích nổ các hệ thống. Nếu như các hệ thống đã bị nổ trong vụ tai nạn, hãy loại bỏ chúng như chỉ dẫn trong phần Loại bỏ Mô-đun Túi Khí, Thanh kếo khi lạt xe và Bộ căng Sớm Dầy đai Ấn toàn.

• Khi nổ mô-đun túi khí, thanh kéo khi lật xe và bộ căng sớm dây đai an toàn, luôn sử dụng Dụng cụ Sửa chữa Chuyên dùng; Dụng cụ kích nổ (SST: KV99106400).

• Khi kích nổ mô-đun túi khí, thanh kéo khi lật xe và bộ căng sớm dây đai an toàn, đứng xa ít nhất 5,0 m (16,4 ft.) đối với bộ phận nổ.

• Khi kích nổ mô-đun túi khí, thanh kéo khi lật xe và bộ căng sớm dây đai an toàn, sẽ có tiếng ồn khá lớn sau đó có khói xả ra. Khói không độc hại, tuy nhiên, cẩn thận không hít phải khói vì nó ảnh hưởng đến cổ họng và có thể gây ngạt thở.

• Luôn kích hoạt một mô-đun túi khí tại một thời điểm.

• Do nhiệt độ, không cần theo dõi mô-đun túi khí trong hơn 30 phút sau khi kích nổ. Không cần giảm thanh thanh kéo khi lật xe và bộ căng sớm dây đai an toàn trong hơn 10 phút sau khi kích nổ .

• Đeo găng tay khi xử lý mô-đun túi khí bị nổ, thanh kéo khi lật xe và bộ căng sớm dây đai an toàn.

• Không được rửa bằng nước mô-đun túi khí bị nổ, thanh kéo khi lật xe và bộ căng sớm dây đai an toàn.

• Rửa tay sau khi hoàn thành công việc.

• Đặt xe ngoài trời với không gian mở cách tối thiểu 6,0 m (19,7 ft) xung quanh xe khi nổ mô-đun túi khí, thanh kéo khi lật xe và bộ căng sớm dây đai an toàn trong khi được gắn trên xe.

• Sử dụng vôn kế để đảm bảo ắc quy đã được sạc đầy.

• Không được loại bỏ mô-đun túi khí, thanh kéo khi lật xe và bộ căng sớm dây đai an toàn mà chưa bị kích nổ.

Sửa chữa - Bảo dưỡng hệ thống túi khí xe ô tô (SRS)

• Không được sử dụng thiết bị kiểm tra bằng điện để kiểm tra mạch SRS trừ khi được hướng dẫn trong tài liệu kỹ thuật

• Trước khi sửa chữa - bảo dưỡng SRS, xoay khóa điện đến OFF, ngắt kết nối chân cực âm ắc quy và đợi trong 3 phút hoặc hơn.

Gần 3 phút sau khi chân cực âm ắc quy được tháo, nó vẫn có khả năng kích nổ túi khí và bộ căng sớm dây đai an toàn. Vì vậy, đợi ít nhất 3 phút trước khi tiến hành công việc với bất kỳ đầu nối hoặc dây điện SRS.

• Bộ cảm biến,chẩn đoán luôn được lắp với dấu mũi tện chỉ về phía trước xe để vận hành đúng. Ngoài ra kiểm tra vết nứt biến dạng hoặc rỉ sét ở bộ cảm biến chẩn đoán trước khi lắp và thay thế khi cần thiết

• Cáp xoắn phải được căn thẳng với vị trí trung gian vì độ quay của nó bị hạn chế. Không được quay vô-lăng và cột lái sau khi tháo bánh răng hệ thống lái.

• Xử lý cẩn thận mô-đun túi khí. Luôn đặt mô-đun túi khí phía hành khách và người lái với mặt má hướng lên trên và ghế lắp mô-đun túi khí bên cố định bằng mặt vít cấy với bề mặt quay xuống dưới.

• Tiến hành tự chẩn đoán để kiểm tra toàn bộ SRS đúng chức năng sau khi thay bất kỳ bộ phận nào.

• Sau khi bơm căng túi khí, nên thay cụm bảng điều khiển phía trước nếu bị hỏng.

Bạn đang xem: Bảo dưỡng sửa chữa túi khí xe ô tô: Thông số? Cảnh báo khi bảo dưỡng sửa chữa? Quy trình?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý