Túi khí ô tô là gì? Nguyên lý hoạt động và cấu tạo ? Tác dụng? Hư hỏng

Tác giả: Khang Thế Ngày đăng: 07/10/2020

Túi khí ô tô là gì ?

Túi khí ô tô hay còn gọi là túi khí xe hơi. Túi khí ô tô tiếng anh gọi là Air Bag vì vậy từ Air Bag được dịch hoàn toàn thuần việt là túi khí. Đúng như tên gọi của nó, khi nổ ra túi khí giống như 1 cái túi thổi phồng lên, bên trong nó chứa khí. Túi khí ô tô là 1 chiếc túi, khi ô tô xảy ra va chạm hay tai nạn chiếc túi này sẽ bung ra phía trước hoặc bên cạnh tùy vào vị trí của các túi khí. Khi bung ra hay người ta gọi là nổ túi khí thì trong chiếc túi này chứa đầy khí, nó không khác gì việc ta đâm đầu vào từng nhưng có 1 chiếc gối êm chặn lại. 

Túi khí là một thiết bị an toàn phụ trợ cho dây đai an toàn. Dây đai an toàn là yếu tố rất cần thiết để giành lại được sự bảo vệ lớn nhất đối với người sử dụng xe và hệ thống túi khí là hệ thống an toàn phụ trợ có tính chất bảo vệ hoàn thiện hơn.

Hình ảnh túi khí ô tô

Nguyên lý và cấu tạo túi khí xe ô tô

Cấu tạo túi khí xe ô tô

Túi khí ô tô bao gồm các bộ phận cảm biến va chạm ( cảm biến kích nổ túi khí ), đầu nổ, thuốc nổ. Có rất nhiều túi khí trên xe ô tô, đồng nghĩa với nó cũng có rất nhiều cảm biến va chạm trên xe ô tô. Tùy vào vị trí tai nạn hay đâm đụng túi khí nào sẽ nổ và túi khí nào không nổ.

Cấu tạo túi khí ghế lái bao gồm: Hộp thổi, túi khí và phần vỏ.

Cấu tạo túi khí ghế phụ bao gồm: Hộp thổi, túi khí và phần vỏ

1    Túi khí ghế lái

2    Túi khí ghế phụ

3    Vỏ túi khí

4    Gía đỡ trong

5    Túi khi

6    Giá đỡ ngoài

7    Tấm trung gian

8    Hộp thổi

9    Giá đỡ

Nguyên lý hoạt động túi khí xe ô tô

Mỗi túi khí kết hợp với một “thiết bị phóng” do hệ thống điện tử điều khiển nằm trong một lớp hỗn hợp gồm Natri, Kali Nitrate dễ cháy. Khi được kích hoạt, bộ điều khiển sẽ làm cháy các hợp chất hóa học trên. Việc đốt cháy sẽ tạo ra các phản ứng hoá học chuyển hoá hợp chất này thành khí Natri, Hydro và Oxy lấp đầy phần túi khí nylon.

Lượng khí gas lớn nén trong thể tích nhỏ buộc túi khí bung ra khỏi vô lăng hay các vị trí lắp đặt khác với vận tốc 320 km/h. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong khoảng thời gian 0,04 giây. Tốc độ này còn nhanh hơn gấp 5 lần tốc độ chớp mắt trung bình của con người.

Túi khí sau khi bị xẹp hơi sẽ bị bung ra ngay lập tức và quá trình này cũng diễn ra hầu như ngay sau khi quá trình bơm phồng hoàn thành. Lượng khí ga sẽ thoát ra ngoài thông qua các lỗ thông hơi trên bề mặt túi khí. Điều này giúp cho người ngồi trong xe tránh được các chấn thương bởi các tác động lớn từ bên ngoài.

Khí được sinh ra từ trong hộp thổi sau đó làm bung túi khí để bảo vệ lái xe và người ngồi  ở ghế phụ.

Túi khí xe ô tô có tác dụng gì? 

Túi khí tác dụng an toàn cho người trên xe ô tô, túi khí ô tô thuộc hệ thống an toàn bị động trên xe ô tô, tức là hệ thống an toàn giúp khi xe ô tô đã xảy ra tại nạn sẽ làm giảm thiệt hại do tai nạn gây ra.

Túi khí có tác dụng bảo vệ lái xe và người ngồi bên ghế phụ bằng cách giảm sự va đập do xung lực va chạm sinh ra. Nếu xe của bạn được trang bị túi khí cho lái xe và cho ghế phụ, trong trường hợp bị va chạm xảy ra ở phía trước ở một mức độ nhất định thì túi khí lắp ở trên vô lăng và túi khí phía taplo bên phải (trong hộp đựng tài liệu) sẽ nổ.

Các túi khí được thiết kế để bảo vệ lái xe và hành khách ngồi phía trước được tốt hơn ngoài biện pháp bảo vệ chính bằng dây an toàn. Trong trường hợp va đập mạnh từ phía trước túi khí làm việc cùng với đai an toàn để tránh hay làm giảm sự chấn thương bằng cách phồng lên, nằm làm giảm nguy cơ đầu hay mặt của lái xe hay hành khách phía trước đập thẳng vào vành tay lái hay bảng táplô. 

Hệ Thống Túi Khí SRS: Định Nghĩa và Chức Năng Cơ Bản

1. Hệ thống túi khí SRS là gì? 

- Hệ thống túi khí SRS (Supplemental Restraint System) là một thành phần quan trọng trong hệ thống an toàn của ô tô, được thiết kế để cung cấp bảo vệ bổ sung cho hành khách trong trường hợp va chạm.

2. Chức năng cơ bản

 - Nhiệm vụ chính của hệ thống túi khí SRS là giảm thiểu tổn thương cho hành khách và người lái xe bằng cách tăng cường hệ thống an toàn trong trường hợp xảy ra va chạm

Cấu Trúc và Nguyên Tắc Hoạt Động của Hệ Thống Túi Khí SRS

Cấu Trúc Cơ Bản của Túi Khí SRS 

1. Vật Liệu Chống Thấm Nước và Bụi 

- Túi khí được làm từ vật liệu chống thấm nước và bụi để đảm bảo hiệu suất làm việc trong mọi điều kiện thời tiết.

2. Cảm Biến và Bộ Điều Khiển

     - Hệ thống SRS sử dụng các cảm biến và bộ điều khiển để xác định khi nào cần kích hoạt túi khí.

Nguyên tắc Hoạt Động Của Hệ Thống Túi Khí SRS

1. Nguyên tắc hoạt động

  • Khi xảy ra va chạm, hệ thống túi khí SRS hoạt động dựa trên một chuỗi các bước chính để cung cấp bảo vệ hiệu quả cho hành khách:

Xác Định Mức Độ Va Chạm

- Cảm biến túi khí đầu tiên xác định mức độ va chạm khi xe gặp tai nạn. Mức độ này sau đó được so sánh với giá trị qui định của cụm cảm biến túi khí trung tâm (cụm cảm biến túi khí).

Kích Hoạt Ngòi Nổ

- Nếu mức độ va chạm vượt quá giá trị qui định, ngòi nổ nằm trong bộ thổi túi khí sẽ được kích hoạt. Ngòi nổ đốt cháy chất mồi lửa và hạt tạo khí, tạo ra một lượng khí lớn trong khoảng thời gian ngắn.

Bơm Căng Túi Khí và Thoát Khí

 - Khí này sẽ được sử dụng để bơm căng túi khí, giảm tác động lên người trên xe trong thời điểm va chạm. Đồng thời, khí sẽ ngay lập tức thoát ra qua các lỗ xả phía sau túi khí, giúp giảm lực tác động lên túi khí và đồng thời tạo ra không gian cần thiết để người lái có thể quan sát môi trường xung quanh.

2. Túi Khí SRS Phía Trước: Mức Độ Va Chạm và Nguyên Tắc Nổ

  • Hệ thống túi khí SRS phía trước được thiết kế để kích hoạt ngay khi phương tiện gặp va chạm nghiêm trọng.
  • Túi khí SRS phía trước sẽ nổ khi mức độ va chạm phía trước vượt quá giới hạn được thiết kế, tương đương với vận tốc va chạm khoảng 20 – 25 km/h khi va chạm trực diện.
  • Trong trường hợp va chạm với tốc độ thấp hơn giới hạn thiết kế, túi khí SRS phía trước có thể không nổ. Tuy nhiên, tốc độ ngưỡng này sẽ tăng lên đáng kể nếu xe va chạm vào vật thể có thể dịch chuyển hoặc biến dạng.

3. Túi Khí SRS Phía Trước và Điều Kiện Kích Hoạt

Túi Khí SRS Phía Trước Sẽ Không Nổ:

  • Nếu xe va chạm ở bên sườn hoặc phía sau, bị lật, hoặc va chạm phía trước với tốc độ thấp.

Túi Khí SRS Phía Trước Có Thể Nổ:

  • Khi có va chạm nghiêm trọng ở phía gầm dưới xe

4. Túi Khí SRS Bên và Bên Phía Trên: Điều Kiện Kích Hoạt

Túi Khí Bên + Túi Khí Bên Phía Trên (Chỉ Ở Phía Trước):

  • Được thiết kế để hoạt động khi xe bị đâm từ bên sườn.
  • Có thể không nổ khi xe va chạm chéo hoặc trực diện ở bên sườn nhưng không ở khu vực khoang hành khách, như hình vẽ bên trái mô tả.

Túi Khí Bên + Túi Khí Bên Phía Trên (Trước + Sau):

  • Thiết kế để hoạt động khi phần khoang xe bị đâm từ bên sườn hoặc phía sau.
  • Có thể không nổ khi xe va chạm trực diện hoặc chéo vào thành bên như được chỉ ra trong hình vẽ bên trái, nhưng không thuộc khu vực khoang hành khách

5. Túi Khí SRS Bên và Bên Phía Trên: Điều Kiện Kích Hoạt

  • Túi khí bên và túi khí bên phía trên sẽ không nổ khi có va chạm từ phía trước hoặc phía sau, khi bị lật, hoặc va chạm bên với tốc độ thấp.

Ưu Điểm của Hệ Thống Túi Khí SRS

1. Bảo Vệ Hiệu Quả Trong Trường Hợp Va Chạm 

Giảm Thiểu Tổn Thương Cho Hành Khách

- Hệ thống túi khí SRS giúp giảm lực tác động lên hành khách và người lái xe, giảm thiểu tổn thương trong trường hợp va chạm.

2. Tăng Cường An Toàn Cho Dây An Toàn

Bảo Vệ Bổ Sung Cho Dây An Toàn 

- Túi khí làm tăng cường hiệu suất của dây an toàn, cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung.

3. Đa Dạng và Tiện Ích Trong Đa Phương Tiện 

Túi Khí Đa Phương Tiện

- Hệ thống này có khả năng bảo vệ đa phương tiện, bao gồm túi khí bên cửa và túi khí trần.

4. Tích Hợp Công Nghệ Thông Minh 

Sử Dụng Cảm Biến Thông Minh 

- Cảm biến thông minh được tích hợp để đánh giá thông tin về tình trạng hành khách và điều chỉnh kích thước và áp suất túi khí tùy thuộc vào tình huống.

Tóm lại, hệ thống túi khí SRS không chỉ là một phần quan trọng của hệ thống an toàn ô tô mà còn đại diện cho sự phát triển liên tục của công nghệ an toàn để cung cấp một môi trường lái xe ngày càng an toàn và đáng tin cậy.

Nhược Điểm của Hệ Thống Túi Khí SRS

1. Rủi Ro Trong Trường Hợp Sự Cố Kích Hoạt Túi Khí 

Rủi Ro Phát Sinh Do Sự Cố Cảm Biến

- Trong một số trường hợp, sự cố cảm biến có thể dẫn đến việc kích hoạt túi khí mà không có va chạm, tạo ra rủi ro không mong muốn.

2. Chi Phí Sửa Chữa Hệ Thống Túi Khí Ô Tô 

Chi Phí Cao Khi Sửa Chữa

- Việc sửa chữa và thay thế túi khí sau khi kích hoạt có thể tăng chi phí bảo dưỡng và sửa chữa của xe.

3. Tác Động Tới Môi Trường 

Tác Động Môi Trường Do Vật Liệu Sản Xuất

 - Quá trình sản xuất và loại bỏ túi khí có thể tạo ra tác động tiêu cực đối với môi trường do sử dụng vật liệu không dễ phân hủy.

4. Phụ Thuộc Nhiều Vào Công Nghệ 

Phải Dựa Nhiều Vào Công Nghệ Điện Tử

- Hệ thống túi khí phụ thuộc nhiều vào công nghệ điện tử, và khi có sự cố, việc sửa chữa có thể đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và chi phí cao.

Tóm lại, mặc dù hệ thống túi khí SRS mang lại nhiều ưu điểm về an toàn, nhưng cũng có nhược điểm và rủi ro cần được xem xét và quản lý một cách cẩn thận để đảm bảo tính ổn định và hiệu suất.

Các hư hỏng về túi khí ô tô

- Túi khí không nổ

- Báo đèn túi khí trên Taplo

- Túi khí ô tô bị lỗi

- Túi khí tự kích nổ

Túi khí xe ô tô giá bao nhiêu?

Trong quá trình di chuyển, không phải khi va chạm, tất cả các túi khí đều phải bung. Chẳng hạn như các túi khí bên và túi khí phía trên được thiết kế để hoạt động khi xe bị đâm mạnh từ bên sườn. Khi xe bị va đập chéo hoặc trực diện ở sườn xe nhưng không ở khu vực khoang hành khách, các thiết bị này có thể không nổ.

Như vậy, việc túi khí bung hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lực va chạm, góc va chạm, việc thắt dây an toàn và tùy vào cách thiết lập ngưỡng túi khí hoạt động của từng hãng xe.

Giá túi khí xe ô tô phụ thuộc rất nhiều vào độ thông dụng của xe ô tô cũng như yếu tố tỉ mỉ trong cấu tạo, chính xác trong vận hành,… Hiện nay túi khí ô tô được cung cấp từ rất nhiều nguồn, chính phẩm có, không chính phẩm có nguồn gốc rõ ràng có, không chính hãng không rõ nguồn gốc. Theo đó, giá túi khí ô tô của xe phổ thông từ 5-25 triệu VNĐ. Cùng theo dõi những bài viết tiếp theo để tìm hiểu cảm biến túi khí ô tô là gì và giá túi khí ô tô của từng hãng xe.

Cách thay túi khí ô tô?

Bước 1: Tháo taplo

Bước 2: Tháo tay lái

Bước 3: Tháo Cáp còi, tháo cảm biến va chạm

Bước 4: Tháo túi khí bên lái, tháo túi khí bên phụ

Bước 5: Thay túi khí bên phụ, lắp taplo

Bước 6: Lắp túi khí bên lái

Túi khí xe ô tô nằm ở đâu?

Theo phân loại túi khí trên ô tô thì túi khí nằm tại các vị trí tay lái, phía dưới taplo chân người lái, mặt taplo bên ghế phụ, viền trên các cánh cửa trong xe, Tap li cửa sau. Trên các vị trí có túi khí thường có chữ "Air Bag"

Vị trí 6 túi khí trên ô tô?

Các loại xe có 6 túi khí các vị trí của nó gồm có: Túi khí bên lái, túi khí bên phụ, 2 túi khí hàng ghế phía sau ( túi khí hông ), và 2 túi khí mành ở 2 bên cánh cửa  

Vị trí 7 túi khí trên ô tô?

Các loại xe có 6 túi khí các vị trí của nó gồm có: Túi khí bên lái, túi khí bên phụ, 2 túi khí hàng ghế phía sau ( túi khí hông ), và 2 túi khí mành ở 2 bên cánh cửa, 1 túi khí đầu gối người lái

Công ty nào sản xuất túi khí ô tô?

Công ty sản xuất túi khí ô tô hiện nay gồm có Công ty Takata - Nhật Bản. Công ty này chuyên sản xuất túi khí cho hãng xe Toyota, hiện nay đã phá sản do bị lỗi hàng loạt các túi khí do sản xuất cho hãng Toyota. Công ty Denso hãng sản xuất các sản phẩm như bugi, túi khí, gạt mưa ... Công ty Hyundai Mobis hãng chuyên sản xuất phụ tùng cho các dòng xe Hàn, Công ty Toyoda Gosei, Công ty Autoliv, Công ty Key Safety Systems.

Xe ô tô nào có túi khí?

Hầu hết các loại xe ô tô cũ và mới hiện nay đều có ít nhất 1 túi khí lái. Đa số các xe dòng bình dân thường có 2 túi khí bên lái và bên phụ. Các xe ô tô có độ an toàn cao, chỉ số an toàn của xe 4 - 5 sao thì thường có 6 hoặc 7 túi khí.

Như vậy có thể nói 100% xe ô tô hiện nay đều được trang bị túi khí điều bạn quan tâm chỉ là số lượng túi khí trên xe ô tô đó là bao nhiêu. Xe ô tô càng trang bị nhiều túi khí thì chỉ số an toàn càng cao

Bạn đang xem: Túi khí ô tô là gì? Nguyên lý hoạt động và cấu tạo ? Tác dụng? Hư hỏng
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý