Các phụ tùng của hệ thống túi khí xe ô tô

Tác giả: Vương Ngọc Thắng Ngày đăng: 05/01/2022

Cấu trúc cơ bản của hệ thống an toàn túi khí xe ô tô bao gồm

-    Cảm biến túi khí trung tâm.
-    Bộ thổi khí.
-    Túi khí.

Chức năng các phụ tùng của hệ thống túi khí ô tô

- Túi khí: Bao gồm bộ phận kích nổ và bộ phận chứa hoạt chất hoá học, túi khí nổ bằng tín hiệu điều khiển từ bộ điều khiển túi khí với mục đích để giảm nhẹ xung lực va trạm đến lái xe và người ngồi bên ghế phụ.

- Lò xo cót đồng hồ: Duy trì sự tiếp xúc cho hệ thống giây dẫn giữa bộ điều khiển và túi khí phía lái xe thậm trí ngay cả những lúc điều khiển vô lăng lái.

- Đèn cảnh báo túi khí: Bật sáng để cho lái xe trạng thái không bình thường trong hệ thống hoặc chớp nếu như hệ thống có lỗi

- Bộ thổi khí: Tạo ra khí Nitơ trong khoảnh khắc và thổi phồng túi.

- Túi khí: Phồng lên ngay lập tức bởi khí từ bộ thổi khí và sau khi đã phồng lên, khí được thoát ra từ các lỗ bên dưới túi. Hấp thụ và đập trực tiếp vào lái xe và hành khách trước.

- Bộ cảm biến túi khí trước: Cảm nhận mức độ giảm tốc của xe.

- Bộ cảm biến túi khí trung tâm: Quyết định xem có cần cho nổ túi khí hay không tùy theo lực giảm tốc do va chạm từ phía trước. Khi chuyển sang chế độ chẩn đoán, nó có tác dụng chẩn đoán xem có hư hỏng trong hệ thống hay không.

- Cáp còi: Truyền dòng kích nổ của bộ cảm biến túi khí trung tâm đến bộ thổi khí. Cáp còi được dùng để nối điện từ phía thân xe (cố định) đến vành tay lái (chuyển động quay). Cáp còi được cấu tạo từ ôtô, vỏ, cáp, cam hủy …  Vỏ được lắp trong cụm công tắc tổng. Rôto quay cùng với vành tay lái. Cáp còi có chiều dài 4,8 m và được đặt bên trong vỏ sao cho nó bị chùng. Một đầu của cáp được gắn vào vỏ, còn đầu kia gắn vào rôto. Khi vành tay lái quay sang phải hay trái, nó có thể quay được chỉ bằng độ chùng của cáp (2 và ½ vòng).e

- Thiết bị an toàn: Mặc dù cấu tạo thay đổi tuỳ theo kiểu xe, cần khoá bên trong kiểu xe làm ngừng chuyển động của vật nặng khi bulông nhả khoá cảm biến được nới lỏng hay cần nhả khoá cảm biến bị kéo ra. Do đó, vật nặng không thể di chuyển thậm chí khi có lực giảm tốc mạnh tác dụng lên, vì vậy không cho kích hoạt túi khí. Sau khi lắp mặt vành tay lái , cần khoá bên trong cảm biến túi khí được trả về vị trí ban đầu của nó bằng cách vặn chặt bulông nhả khoá cảm biến hay đẩy cần vào vị trí ban đầu của nó. Do đó, vật nặng được tự do chuyển động khi cần thiết.

- Bộ tạo khí loại E: Bộ tạo khí bao gồm một ngòi nổ (dây tóc và chất cháy mồi) và chất tạo khí đặt trong vỏ bằng kim loại. khi cảm biến túi khí bật, dòng điện được cấp điện tới sợ dây tóc trong ngòi nổ, kích nổ chất cháy mồi. Ngay lập tức sau đó, lửa được truyền đến chất tạo khí trong thời gian cực ngắn tạo ra áp suất cao.

Chú ý: Ngòi nổ bị kích nổ thậm chí khi có dòng yếu. Do đó rất nguy hiểm, không bao giờ đo điện trở ngòi nổ bằng vôn/ôm kế ... 

- Bộ tạo khí có cảm biến loại M: Mặc dù kết cấu bộ của cảm biến căng đai thay đổi tuỳ theo kiểu xe, cấu tạo giống giống như cảm biến túi khí loại M. Nó bao gồm một vật nặng để phát hiện lực giảm tốc và một kim hoả để kích nổ ngòi nổ... Điều kiện để kích hoạt bộ căng đai khẩn cấp cũng giống như hệ thống túi khí. Kim hoả thường xuyên ăn khớp với trục kim hoả hay cần khoá, do đó nó ngăn không cho kim hoả phóng ra. Khi lực giảm tốc sinh ra do xe bị đâm từ phía trước vượt quá mức qui định, chuyển động của vật nặng thắng lực lò xo chốt tỳ. Kết quả là, chốt kim hoả nhảy ra khỏi trục kim hoả hay cần khoá, sau đó nó được phóng ra từ lực của lò xo kim hoả để kích nổ ngòi nổ.

Hình ảnh vị trí các phụ tùng của hệ thống túi khí xe ô tô

1    Đèn cảnh báo túi khí

2    Lò xo kiểu dây cót đồng hồ

3    Túi khí phía ghế phụ

4    Túi khí phía ghế lái

5    Bộ điều khiển túi khí

Bạn đang xem: Các phụ tùng của hệ thống túi khí xe ô tô
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý

hotline

Hotline

hotline

Hỗ trợ

zalo

Zalo

zalo

Đại lý