Quy trình sửa chữa Mã lỗi P1604 code (phần 1)
1.KIỂM TRA BẤT KỲ MÃ LỖI NÀO KHÁC PHÁT RA VÀ DỮ LIỆU LƯU TỨC THỜI (NGOÀI MÃ LỖI P1604)
a.Nối máy chẩn đoán GTS với giắc DLC3.
b.Bật khoá điện ON.
c.Bật máy chẩn đoán GTS.
d.Vào các menu sau: Powertrain / Engine and ECT / Trouble Codes.
e.Đọc các mã lỗi và ghi lại dữ liệu lưu tức thời
Powertrain > Engine and ECT > Trouble Codes
50001 234
GỢI Ý:·Dữ liệu lưu tức thời này sẽ chỉ ra tình trạng động cơ thực tế khi trục trặc về khởi động động cơ xuất hiện.
·Khi xác nhận dữ liệu lưu tức thời, hãy kiểm tra tất cả 5 bộ dữ liệu lưu tức thời.
·Bộ thứ 4 của dữ liệu lưu tức thời là các dữ liệu được ghi lại khi mã lỗi được lưu.
Kết quả:
Kết quả | Chuyển đến |
---|---|
Mã lỗi P1604 phát ra | A |
Mã lỗi P1604 và các mã lỗi khác xuất hiện | B |
A 2.KIỂM TRA HỆ THỐNG MÃ HÓA KHÓA ĐỘNG CƠ
B ĐẾN BẢNG MÃ LỖI
2.KIỂM TRA HỆ THỐNG MÃ HÓA KHÓA ĐỘNG CƠ
GỢI Ý:Nếu xe không được trang bị hệ thống mã hóa khóa động cơ, thì tiếp tục đến bước tiếp (OK).
a.Nối máy chẩn đoán GTS với giắc DLC3.
b.Bật khoá điện ON.
c.Bật máy chẩn đoán GTS.
d.Hãy vào các menu sau: Powertrain / Engine and ECT / Data List / All Data / Immobiliser Communication and Immobiliser Fuel Cut.
Powertrain > Engine and ECT > Data List
Hiển thị của máy chẩn đoán |
---|
Kết nối mã hóa |
Cắt nhiên liệu của bộ mã hoá khoá động cơ |
50003 234 199,505
e.Kiểm tra chỉ báo của Danh mục dữ liệu.
OK:
Các hạng mục trên Danh mục dữ liệu - Data List | Màn hình GTS |
---|---|
Kết nối mã hóa | ON |
Cắt nhiên liệu của bộ mã hoá khoá động cơ | OFF |
GỢI Ý:
·Nếu khởi động động cơ ngay sau khi nối lại cực ắc quy, động cơ có thể sẽ lại chết máy ngay do các ECU chưa liên lạc được với nhau. Vì vậy, sau khi nối lại ắc quy, trước tiên hãy bật khóa điện tới vị trí ON và sau đó đợi khoảng vài giây để việc xử lý liên lạc hoàn thành trước khi khởi động động cơ.
·Thao tác này sẽ làm xuất hiện mã lỗi P1604, đó là hoạt động bình thường của hệ thống mã hóa khóa động cơ và nó không phải là lỗi, do vậy hãy xóa mã lỗi và giao xe cho khách hàng.
Kết quả:
Chuyển đến |
---|
OK |
NG |
OK 3.KIỂM TRA TÌNH TRẠNG HƯ HỎNG
NG KIỂM TRA HỆ THỐNG MÃ HÓA KHÓA ĐỘNG CƠ
3.KIỂM TRA TÌNH TRẠNG HƯ HỎNG
a.Xác nhận các triệu chứng hư hỏng.
Kết quả:
Kết quả | Chuyển đến |
---|---|
Dữ liệu lưu tức thời vẫn tồn tại, nhưng không thể tái tạo được triệu chứng khó khởi động và không biết được các điều kiện hư hỏng này xuất hiện | A |
Có thể mô phỏng được các triệu chứng hư hỏng hoặc đã biết được các điều kiện hư hỏng | B |
A 4.HÃY ĐỌC DỮ LIỆU LƯU TỨC THỜI
B 25.XÁC NHẬN LẠI CÁC TRIỆU CHỨNG HƯ HỎNG
4.HÃY ĐỌC DỮ LIỆU LƯU TỨC THỜI
a. Nối máy chẩn đoán GTS với giắc DLC3.
b.Bật khoá điện ON.
c.Dùng máy chẩn đoán, xác nhận lại các tình trạng của xe được ghi trong dữ liệu lưu tức thời, dữ liệu này được chụp lại khi mã lỗi được lưu lại.
Kết quả:
Hạng mục dữ liệu lưu tức thời | Khu vực nghi ngờ | Chuyển đến | |
---|---|---|---|
Tốc độ động cơ | Điện áp của ắc quy | ||
Tất cả 5 bộ dữ liệu lưu tức thời từ 0 v/p trở lên (không có sự quay khởi động) | Điện áp tối tiểu nhỏ hơn 5 V | Ắc quy hết sạch điện | A |
Điện áp tối thiểu từ 5 V trở lên. |
·Trục trặc máy khởi động ·Hệ thống cảm biến vị trí trục khuỷu ·Lực ma sát của động cơ quá lớn ·ECM |
B | |
60 đến 250 v/ph (động cơ quay khởi động nhưng không có đánh lửa ban đầu) |
·Hệ thống điều khiển bơm nhiên liệu ·Hệ thống đánh lửa ·Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ ·Hệ thống phun nhiên liệu |
C | |
Từ 250 vg/ph trở lên (có xuất hiện cháy nhưng cháy ban đầu và máy khởi động tắt xảy ra muộn) | - |
·Cụm động cơ ·Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ ·Hệ thống phun nhiên liệu ·Hệ thống điều khiển bơm nhiên liệu |
D |
Kết quả:
Hạng mục dữ liệu lưu tức thời | Khu vực nghi ngờ | Chuyển đến |
---|---|---|
Low Rev for Eng Start | ||
ON |
·Sự kết nối hệ thống nạp khí ·Cụm bướm ga ·Cụm van điều khiển dầu phối khí trục cam ·Cảm biến lưu lượng khí nạp |
E |
GỢI Ý:
·Khi mã lỗi P1604 được lưu lại, thì hoặc là "Khó khởi động động cơ-Engine Start Hesitation"*1 hoặc "Tốc độ quay khởi động thấp-Low Rev for Eng Start"*2 trong dữ liệu lưu tức thời sẽ là ON. Nếu "Low Rev for Eng Start" là ON, thì đi đến bước E.
·*1: Giá trị này bật ON khi tốc độ động cơ không đạt tới giá trị nhất định trong một khoảng thời gian trước khi khởi động động cơ.
·*2: Giá trị này chuyển ON khi động cơ chết máy ngay sau khi khởi động động cơ. Nếu "Low Rev for Eng Start" là ON, vì có thể tốc độ động cơ thấp hoặc động cơ chết máy do người sử dụng, xác nhận các hạng mục dữ liệu lưu tức thời như sau.
·Cắt nhiên liệu của bộ mã hoá khoá động cơ
·Tốc độ động cơ (Máy khởi động tắt)
·Trạng thái công tắc chuyển số (Dải số R, D) (Xe có hộp số vô cấp)
A NẠP LẠI HOẶC THAY THẾ ẮC QUY
B 5.HÃY ĐỌC DỮ LIỆU LƯU TỨC THỜI
C 10.HÃY ĐỌC DỮ LIỆU LƯU TỨC THỜI
D 15.HÃY ĐỌC DỮ LIỆU LƯU TỨC THỜI
E 30.KIỂM TRA CẢM BIẾN LƯU LƯỢNG KHÍ NẠP
5.HÃY ĐỌC DỮ LIỆU LƯU TỨC THỜI
a.Nối máy chẩn đoán GTS với giắc DLC3.
b.Bật khoá điện ON.
c.Dùng máy chẩn đoán, xác nhận lại các tình trạng của xe được ghi trong dữ liệu lưu tức thời, dữ liệu này được chụp lại khi mã lỗi được lưu lại.
Kết quả:
Hạng mục dữ liệu lưu tức thời | Kết quả | Khu vực nghi ngờ | Chuyển đến |
---|---|---|---|
Điện áp của ắc quy | Điện áp tối thiểu là từ 6 V trở lên và điện áp không dao động*1 | Hệ thống khởi động | A |
Điện áp tối thiểu là từ 6 V trở lên và điện áp dao động*2, *3 |
·Hệ thống cảm biến vị trí trục khuỷu ·ECM |
B | |
Điện áp tối thiểu là từ 5 đến 6 V*4 |
·Lực ma sát của động cơ quá lớn ·Ắc quy hết sạch điện |
C |
GỢI Ý:
*1: 5 bộ dữ liệu lưu tức thời chỉ ra giá trị xấp xỉ bằng điện áp ắc quy.
·*2: 5 bộ dữ liệu lưu tức thời chỉ ra các điện áp ắc quy khác nhau.
·*3: Nếu điện áp dao động, có thể xác định được rằng đang thực hiện quay khởi động. Khi tốc độ động cơ là 0 v/p, hệ thống cảm biến vị trí trục khuỷu và/hoặc ECM có thể đang bị hư hỏng.
·*4: Có thể do ma sát động cơ quá cao. Chắc chắn rằng trục khuỷu quay êm khi quay trục bằng tay. Ma sát động cơ quá lớn có thể xuất hiện tạm thời. Tháo nắp quy lát và cácte dầu, và kiểm tra xem có vật thể lạ như hạt kim loại không. Nếu có hư hỏng hoặc tín hiệu hư hỏng, thì tiến hành kiểm tra cụ thể bằng cách tháo rời tất cả các chi tiết.
·Thực hiện việc "Kiểm tra sau sửa chữa" sau khi sửa chữa hoặc thay cụm động cơ.
A KIỂM TRA MẠCH TÍN HIỆU MÁY KHỞI ĐỘNG
B 6.KIỂM TRA TÌNH TRẠNG LẮP RÁP CỦA CẢM BIẾN (CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU)
C KIỂM TRA VÀ SỬA CỤM ĐỘNG CƠ HOẶC ẮC QUY
6.KIỂM TRA TÌNH TRẠNG LẮP RÁP CỦA CẢM BIẾN (CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU)
a.Kiểm tra sự xiết chặt và tình trạng lắp của bu lông cảm biến vị trí trục khuỷu.
b.Kiểm tra kết nối của giắc nối cảm biến vị trí trục khuỷu.
OK: Cảm biến đã được lắp chính xác.
Kết quả:
Chuyển đến |
---|
OK |
NG |
OK 7.KIỂM TRA CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU
NG LẮP LẠI CẢM BIẾN MỘT CÁCH CHẮC CHẮN
7.KIỂM TRA CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU
a.Ngắt giắc nối của cảm biến vị trí trục khuỷu.
b.Kiểm tra xem có dầu trên các cực của giắc nối.
OK:Không có dầu bám trên các cực.
Kết quả:
Chuyển đến |
---|
OK |
NG |
OK 8.KIỂM TRA DÂY ĐIỆN VÀ GIẮC NỐI (CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU - ECM)
NG THAY CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU
8.KIỂM TRA DÂY ĐIỆN VÀ GIẮC NỐI (CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU - ECM)
a.Kiểm tra các dây điện và giắc nối, tham khảo mã lỗi P0335 trong quy trình kiểm tra.
GỢI Ý:
·Lắc dây điện và giắc nối để tăng độ nhạy phát hiện hư hỏng vì nó không hay xảy ra.
·Chắc chắn không được tác dụng lực quá lớn lên dây điện.
Kết quả:
Chuyển đến |
---|
OK |
NG |
OK 9.THAY CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU
NG SỬA CHỮA HAY THAY DÂY ĐIỆN HOẶC GIẮC NỐI
9.THAY CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU
a.Thay cảm biến vị trí trục khuỷu.
b.Kiểm tra hoạt động khởi động động cơ.
OK:Hư hỏng đã được sửa chữa thành công.
Kết quả:
Chuyển đến |
---|
OK |
NG |
OK KẾT THÚC (CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU BỊ HỎNG)
NG THAY ECM
10.HÃY ĐỌC DỮ LIỆU LƯU TỨC THỜI
a.Nối máy chẩn đoán GTS với giắc DLC3.
b.Bật khoá điện ON.
c.Dùng máy chẩn đoán, xác nhận lại các tình trạng của xe được ghi trong dữ liệu lưu tức thời, dữ liệu này được chụp lại khi mã lỗi được lưu lại.
Kết quả:
Hạng mục dữ liệu lưu tức thời | Khu vực nghi ngờ | Chuyển đến | ||
---|---|---|---|---|
Nhiệt độ làm mát, khí nạp | Nhiệt độ làm mát | Bơm nhiên liệu / Trạng thái tốc độ | ||
Sự chênh lệch giữa nhiệt độ nước làm mát và nhiệt độ khí nạp là từ 10°C trở lên*1 | Nhiệt độ nước làm mát từ 125°C trở lên, hoặc nhỏ hơn nhiệt độ môi trường*3 là 15°C hoặc lớn hơn | - | Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ | A |
Ngoài các trường hợp trên | Tất cả 5 bộ dữ liệu lưu tức thời đều ON | - | B | |
Có ít nhất một trong 5 bộ dữ liệu lưu tức thời là OFF | Hệ thống điều khiển bơm nhiên liệu | C | ||
Sự chênh lệch giữa nhiệt độ làm mát và nhiệt độ khí nạp là nhỏ hơn 10°C*2 | - | Có ít nhất một trong 5 bộ dữ liệu lưu tức thời là OFF | Hệ thống điều khiển bơm nhiên liệu | |
Tất cả 5 bộ dữ liệu lưu tức thời đều ON | - | B |
GỢI Ý:
·*1: Động cơ tắt máy sau một thời gian không dài.
·*2: Động cơ tắt máy sau một thời gian dài.
·*3: Dùng nhiệt độ thực tế bên ngoài được lấy từ đường ống nạp, hệ thống điều hòa và (nếu có thể) nhiệt độ khi mã lỗi xuất hiện.
·Thực hiện việc "Kiểm tra sau khi sửa chữa" sau khi thay thế cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ.
A THAY CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ NƯỚC LÀM MÁT ĐỘNG CƠ
B 11.TIẾN HÀNH THỬ KÍCH HOẠT BẰNG MÁY CHẨN ĐOÁN (ĐIỀU KHIỂN BƠM NHIÊN LIỆU/TỐC ĐỘ)
C KIỂM TRA MẠCH ĐIỀU KHIỂN BƠM NHIÊN LIỆU
11.TIẾN HÀNH THỬ KÍCH HOẠT BẰNG MÁY CHẨN ĐOÁN (ĐIỀU KHIỂN BƠM NHIÊN LIỆU/TỐC ĐỘ)
a.Nối máy chẩn đoán GTS với giắc DLC3.
b.Ngắt giắc nối của bơm nhiên liệu.
c.Bật khoá điện ON.
d.Bật máy chẩn đoán GTS.
e.Vào các menu sau: Powertrain / Engine and ECT / Active Test / Control the Fuel Pump / Speed.
Powertrain > Engine and ECT > Active Test
Hiển thị của máy chẩn đoán |
---|
Điều khiển tốc độ/ bơm nhiên liệu |
50004 234 5
f.Đo điện áp dựa theo các giá trị trong bảng dưới đây.
Điện áp tiêu chuẩn:
Nối dụng cụ đo | Điều kiện | Điều kiện tiêu chuẩn |
---|---|---|
L20-4 (B) - Mát thân xe | Thực hiện Thử kích hoạt Active Test | Từ 11 đến 14 V |
GỢI Ý:·Lắc dây điện và giắc nối để tăng độ nhạy phát hiện hư hỏng vì nó không hay xảy ra.
·Chắc chắn không được tác dụng lực quá lớn lên dây điện.
Kết quả:
Chuyển đến |
---|
OK |
NG |
OK 12.KIỂM TRA ĐIỆN ÁP CỰC (SỐ 10, 20, 30 VÀ/HOẶC 40)
NG KIỂM TRA MẠCH ĐIỀU KHIỂN BƠM NHIÊN LIỆU
12.KIỂM TRA ĐIỆN ÁP CỰC (SỐ 10, 20, 30 VÀ/HOẶC 40)
a.Ngắt giắc nối của ECM.
b.Bật khoá điện ON.
c.Đo điện áp dựa theo các giá trị trong bảng dưới đây.
Điện áp tiêu chuẩn:
Nối dụng cụ đo | Điều kiện | Điều kiện tiêu chuẩn |
---|---|---|
B33-20 (#10) - B33-51 (E01) | Khoá điện ở vị trí ON | Từ 11 đến 14 V |
B33-17 (#20) - B33-51 (E01) | Khoá điện ở vị trí ON | Từ 11 đến 14 V |
B33-18 (#30) - B33-51 (E01) | Khoá điện ở vị trí ON | Từ 11 đến 14 V |
B33-19 (#40) - B33-51 (E01) | Khoá điện ở vị trí ON | Từ 11 đến 14 V |
GỢI Ý:
·Lắc dây điện và giắc nối để tăng độ nhạy phát hiện hư hỏng vì nó không hay xảy ra.
·Chắc chắn không được tác dụng lực quá lớn lên dây điện.
Kết quả:
Chuyển đến |
---|
OK |
NG |
OK 13.TIẾN HÀNH THỬ KÍCH HOẠT BẰNG MÁY CHẨN ĐOÁN (ĐIỀU KHIỂN BƠM NHIÊN LIỆU/TỐC ĐỘ)
NG KIỂM TRA MẠCH VÒI PHUN
13.TIẾN HÀNH THỬ KÍCH HOẠT BẰNG MÁY CHẨN ĐOÁN (ĐIỀU KHIỂN BƠM NHIÊN LIỆU/TỐC ĐỘ)
a.Nối máy chẩn đoán GTS với giắc DLC3.
b.Bật khoá điện ON.
c.Bật máy chẩn đoán GTS.
d.Vào các menu sau: Powertrain / Engine and ECT / Active Test / Control the Fuel Pump / Speed.
Powertrain > Engine and ECT > Active Test
Hiển thị của máy chẩn đoán |
---|
Điều khiển tốc độ/ bơm nhiên liệu |
50004 234 5
e.Khi thực hiện Thử kích hoạt, hãy kiểm tra rò rỉ nhiên liệu ở các đường ống nhiên liệu.
Kết quả:
Kết quả | Chuyển đến |
---|---|
Rò rỉ nhiên liệu hoặc dấu hiệu rò rỉ xuất hiện | A |
Không bị rò rỉ nhiên liệu hoặc không có dấu hiệu rò rỉ xuất hiện | B |
GỢI Ý:·Lắc dây điện và giắc nối để tăng độ nhạy phát hiện hư hỏng vì nó không hay xảy ra.
·Khi tiến hành Thử kích hoạt, nếu không có tiếng kêu hoạt động phát ra từ bơm nhiên liệu, hệ thống bơm nhiên liệu có thể đang bị hư hỏng.
·Kiểm tra xem xe có bị hết nhiên liệu hay không, vì cũng có thể phát hiện trục trặc trong khởi động động cơ do hết nhiên liệu.
A SỬA CHỮA HOẶC THAY THẾ ĐƯỜNG ỐNG NHIÊN LIỆU
B 14.KIỂM TRA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
14.KIỂM TRA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
a.Kiểm tra xem có các vật thể lạ như mạt sắt quanh bơm nhiên liệu (bơm nhiên liệu, lọc bơm nhiên liệu và bên trong bình nhiên liệu) và xem có dấu hiệu nào làm cho bơm nhiên liệu bị kẹt không?
Kết quả:
Kết quả | Chuyển đến |
---|---|
Có vật thể lạ hoặc các dấu hiệu bị kẹt bơm nhiên liệu | A |
Không có vật lạ hoặc có dấu hiệu là bơm nhiên liệu bị kẹt | B |
GỢI Ý:Nếu có vật lạ như các mạt sắt trên bơm nhiên liệu, lọc nhiên liệu hoặc phía trong bình nhiên liệu, thì hãy loại bỏ nó ra.
A SỬA CHỮA HOẶC THAY HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
B 24.TIẾN HÀNH THỬ MÔ PHỎNG
15.HÃY ĐỌC DỮ LIỆU LƯU TỨC THỜI
a.Nối máy chẩn đoán GTS với giắc DLC3.
b.Bật khoá điện ON.
c.Dùng máy chẩn đoán, xác nhận lại các tình trạng của xe được ghi trong dữ liệu lưu tức thời, dữ liệu này được chụp lại khi mã lỗi được lưu lại.
Kết quả:
Hạng mục dữ liệu lưu tức thời | Khu vực nghi ngờ | Chuyển đến | |||
---|---|---|---|---|---|
Nhiệt độ làm mát, khí nạp | Nhiệt độ làm mát | Long FT #1 | Tốc độ động cơ | ||
Sự chênh lệch giữa nhiệt độ nước làm mát và nhiệt độ khí nạp là 10°C hay lớn hơn | Nhiệt độ nước làm mát từ 125°C trở lên, hoặc nhỏ hơn nhiệt độ môi trường *2 là 15°C trở lên | - | - | Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ | A |
Ngoài các trường hợp trên | -15% trở xuống, hoặc 15% trở lên | - |
·Hệ thống điều khiển bơm nhiên liệu ·Cụm vòi phun nhiên liệu |
B | |
-15 đến 15% | Tốc độ tối thiểu là từ 300 v/p trở lên*1 | Cụm động cơ | C | ||
Tốc độ tối thiểu là dưới 300 v/p |
·Hệ thống nhiên liệu ·Hệ thống khí nạp |
D | |||
Sự chênh lệch giữa nhiệt độ nước làm mát và nhiệt độ khí nạp là nhỏ hơn 10°C | - | -15% trở xuống, hoặc 15% trở lên | - |
·Hệ thống điều khiển bơm nhiên liệu ·Cụm vòi phun nhiên liệu |
B |
-15 đến 15% | Tốc độ tối thiểu là từ 300 v/p trở lên*1 | Cụm động cơ | C | ||
Tốc độ tối thiểu là dưới 300 v/p |
·Hệ thống nhiên liệu ·Hệ thống khí nạp |
D |
GỢI Ý:
·*1: Hiện tượng mất áp suất nén có thể xảy ra bên trong động cơ.
·*2: Dùng nhiệt độ thực tế bên ngoài được lấy từ đường ống nạp, hệ thống điều hòa và (nếu có thể) nhiệt độ khi mã lỗi xuất hiện.
·Thực hiện việc "Kiểm tra sau sửa chữa" sau khi thay động cơ hoặc cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ.
A THAY CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ NƯỚC LÀM MÁT ĐỘNG CƠ
B 16.KIỂM TRA CỤM VÒI PHUN NHIÊN LIỆU
C KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA CỤM ĐỘNG CƠ
D 18.HÃY ĐỌC DỮ LIỆU LƯU TỨC THỜI
16.KIỂM TRA CỤM VÒI PHUN NHIÊN LIỆU
a.Kiểm tra rằng không có muội than bị kẹt bên trong cụm vòi phun nhiên liệu.
OK:Không xuất hiện muội than.
GỢI Ý:Thực hiện việc "Kiểm tra sau sửa chữa" sau khi thay thế cụm vòi phun nhiên liệu.
Kết quả:
Chuyển đến |
---|
OK |
NG |
OK 17.KIỂM TRA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
NG THAY CỤM VÒI PHUN
17.KIỂM TRA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
a.Kiểm tra xem có các vật thể lạ như mạt sắt quanh bơm nhiên liệu (bơm nhiên liệu, lọc bơm nhiên liệu và bên trong bình nhiên liệu) và xem có dấu hiệu nào làm cho bơm nhiên liệu bị kẹt không?
Kết quả:
Kết quả | Chuyển đến |
---|---|
Có vật thể lạ hoặc các dấu hiệu bị kẹt bơm nhiên liệu | A |
Không có vật lạ hoặc có dấu hiệu là bơm nhiên liệu bị kẹt | B |
GỢI Ý:Nếu có vật lạ như các mạt sắt trên bơm nhiên liệu, lọc nhiên liệu hoặc bình nhiên liệu, thì hãy loại bỏ nó ra.
A SỬA CHỮA HOẶC THAY HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
B 24.TIẾN HÀNH THỬ MÔ PHỎNG
18.HÃY ĐỌC DỮ LIỆU LƯU TỨC THỜI
a.Nối máy chẩn đoán GTS với giắc DLC3.
b.Bật khoá điện ON.
c.Dùng máy chẩn đoán, xác nhận lại các tình trạng của xe được ghi trong dữ liệu lưu tức thời, dữ liệu này được chụp lại khi mã lỗi được lưu lại.
Kết quả:
Hạng mục dữ liệu lưu tức thời | Kết quả | Khu vực nghi ngờ | Chuyển đến |
---|---|---|---|
Nhiệt độ làm mát | Nhiệt độ nước làm mát động cơ từ 40°C trở xuống*1. | Bộ điều áp | A |
Nhiệt độ nước làm mát động cơ từ 90°C trở lên*2 | |||
Nhiệt độ nước làm mát động cơ từ 40 đến 90°C*3 | Cụm vòi phun nhiên liệu | B |
GỢI Ý:·*1: Nếu nhiệt độ nước làm mát động cơ là từ 40°C trở xuống (sau khi tắt động cơ và xe không sử dụng trong một thời gian dài), thì bộ điều áp nhiên liệu có thể bị tắc mở. Hãy gắn đồng hồ đo áp suất nhiên liệu và kiểm tra khả năng duy trì áp suất sau khi tắt máy.
·*2: Nếu nhiệt độ nước làm mát động cơ từ 90°C trở lên (sau khi tắt máy từ 2 đến 5 phút), thì có thể trong bộ điều áp nhiên liệu có lỗi không duy trì được áp suất nhiên liệu. Hãy gắn đồng hồ đo áp suất nhiên liệu và kiểm tra khả năng duy trì áp suất sau khi tắt máy.
·*3: Nếu nhiệt độ nước làm mát động cơ là từ 40 đến 90°C (sau khi động cơ tắt máy được từ 15 đến 120 phút), thì có thể có sự rò rỉ nhiên liệu từ một vòi phun nhiên liệu.
A 19.KIỂM TRA ÁP SUẤT NHIÊN LIỆU
B 20.KIỂM TRA CỤM VÒI PHUN NHIÊN LIỆU
19.KIỂM TRA ÁP SUẤT NHIÊN LIỆU
GỢI Ý:Để kiểm tra áp suất nhiên liệu, hãy tham khảo các quy trình sau đây.
a.Gắn đồng hồ đo áp suất nhiên liệu và kiểm tra áp suất nhiên liệu sau khi tắt máy.
Tiêu chuẩn:147 kPa (1.5 kgf/cm2, 21 psi) or higher (5 minutes after stopping the engine)
GỢI Ý:Nếu động cơ không thể khởi động được, hãy đọc các giá trị sau khi quay động cơ.
Kết quả:
Kết quả | Chuyển đến |
---|---|
Bất thường | A |
Bình thường | B |
A THAY THẾ BỘ ĐIỀU ÁP NHIÊN LIỆU
B 24.TIẾN HÀNH THỬ MÔ PHỎNG
20.KIỂM TRA CỤM VÒI PHUN NHIÊN LIỆU
a.Vệ sinh bên trong cụm đường ống góp nạp bằng khí nén
b.Sau khi tắt máy, hãy đo nồng độ khí HC bên trong cụm đường ống góp nạp trong 15 phút.Kết quả:
Kết quả | Chuyển đến |
---|---|
4000 ppm trở lên | A |
Nhỏ hơn 4000 ppm | B |
GỢI Ý:Nếu nồng độ từ 4000 ppm trở lên, cụm vòi phun có thể gặp vấn đề về làm kín.
A 21.KIỂM TRA CỤM VÒI PHUN NHIÊN LIỆU
B 22.KIỂM TRA CỤM CỔ HỌNG GIÓ
21.KIỂM TRA CỤM VÒI PHUN NHIÊN LIỆU
a.Kiểm tra cụm vòi phun nhiên liệu.
GỢI Ý:Thực hiện việc "Kiểm tra sau sửa chữa" sau khi thay thế cụm vòi phun nhiên liệu.
Kết quả:
Chuyển đến |
---|
OK |
NG |
OK 22.KIỂM TRA CỤM CỔ HỌNG GIÓ
NG THAY CỤM VÒI PHUN
22.KIỂM TRA CỤM CỔ HỌNG GIÓ
a.Kiểm tra xem liệu có muội than trên các đường dẫn khí không.
Kết quả:
Kết quả | Chuyển đến |
---|---|
Không có muội than | A |
Có muội than nằm trong đường dẫn | B |
GỢI Ý:Thực hiện việc "Kiểm tra sau sửa chữa" sau khi làm sạch hay thay thế cụm cổ họng gió.
A 23.KIỂM TRA HỆ THỐNG NẠP
B VỆ SINH HOẶC THAY THẾ CỤM CỔ HỌNG GIÓ
23.KIỂM TRA HỆ THỐNG NẠP
a.Kiểm tra rò rỉ chân không trong hệ thống nạp khí.
OK Không có rò rỉ khí trong hệ thống nạp.
GỢI Ý:Thực hiện việc "Kiểm tra sau sửa chữa" khi sửa chữa hoặc thay thế hệ thống nạp khí.
Kết quả:
Chuyển đến |
---|
OK |
NG |
OK 24.TIẾN HÀNH THỬ MÔ PHỎNG
NG SỬA HOẶC THAY HỆ THỐNG NẠP KHÍ
24.TIẾN HÀNH THỬ MÔ PHỎNG
a.Kiểm tra xem động cơ có thể khởi động không.
Kết quả:
Kết quả | Chuyển đến |
---|---|
Động cơ có thể khởi động được. | A |
Động cơ không thể khởi động được. | B |
A KẾT THÚC
B 25.XÁC NHẬN LẠI CÁC TRIỆU CHỨNG HƯ HỎNG
25.XÁC NHẬN LẠI CÁC TRIỆU CHỨNG HƯ HỎNG
a.Xác nhận các triệu chứng hư hỏng.
GỢI Ý:Các triệu chứng hư hỏng dưới đây có thể xác định được bằng cách đọc dữ liệu lưu tức thời.
Kết quả:
Triệu chứng hư hỏng | Khu vực nghi ngờ | Chuyển đến |
---|---|---|
Động cơ không quay khởi động được |
·Ắc quy hết sạch điện ·Cụm máy khởi động (bao gồm mòn bánh răng chủ động hoặc hỏng răng) ·Hệ thống khởi động ·Cụm động cơ (ma sát quá lớn) ·Cụm đĩa dẫn động và vành răng bị mòn hoặc bị hỏng răng*4 ·Bánh đà bị mòn hoặc hỏng răng*5 |
A |
Tốc độ quay khởi động bất thường |
·Ắc quy hết sạch điện ·Máy khởi động ·Cụm động cơ (ma sát quá lớn, mất áp suất nén) |
B |
Không có sự cháy ban đầu (sự cháy không xuất hiện dù chỉ một lần)*1 |
·Duy trì áp suất của bộ điều áp nhiên liệu ·Rỏ rỉ ở cụm vòi phun nhiên liệu ·Rò nhiên liệu từ đường ống nhiên liệu ·Hệ thống điều khiển bơm nhiên liệu ·Bơm nhiên liệu ·Bugi ·Hệ thống cảm biến vị trí trục khuỷu ·Hệ thống cụm cuộn dây đánh lửa |
C |
Động cơ chết máy sau khi máy khởi động tắt (động cơ chết máy ngay sau khi tăng tốc độ động cơ lần đầu)*2 |
·Sự kết nối hệ thống nạp khí ·Cụm bướm ga ·Cụm van điều khiển dầu phối khí trục cam ·Cảm biến lưu lượng khí nạp |
D |
Sự cháy ban đầu và tắt máy khởi động xảy ra muộn*3 |
·Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ ·Cảm biến lưu lượng khí nạp ·Cảm biến tỷ lệ không khí nhiên liệu ·Cảm biến ôxy có bộ sấy ·Cụm vòi phun nhiên liệu ·Bugi ·Bộ điều áp ·Bơm nhiên liệu ·Hệ thống điều khiển bơm nhiên liệu |
E |
GỢI Ý:
·Nếu có sự ì máy (tốc độ quay khởi động thấp và sự cháy xảy ra trước khi qua điểm chết trên TDC) trong suốt giai đoạn quay khởi động ban đầu, có thể chưa nạp đủ ắc quy hoặc máy khởi động đang bị hư hỏng.
*1: Nếu không có sự cháy ban đầu, thì có thể đã có trục trặc dây điện hoặc hệ thống đánh lửa hay hệ thống nhiên liệu.
·*2: Nếu động cơ chết máy sau khi tắt máy khởi động, thì tỷ lệ khí-nhiên liệu có thể là không chính xác hoặc cụm van điều khiển dầu phối khí trục cam có thể có vấn đề.
·*3: Nếu sự cháy ban đầu và máy khởi động tắt xảy ra muộn, thì có thể lượng phun nhiên liệu không chính xác (quá thấp hoặc quá cao).
·*4: cho xe có hộp số vô cấp
·*5: cho xe có hộp số thường
A 26.TIẾN HÀNH THỬ MÔ PHỎNG
B 37.TIẾN HÀNH THỬ MÔ PHỎNG
C 41.KIỂM TRA CỤM VÒI PHUN NHIÊN LIỆU
D 30.KIỂM TRA CẢM BIẾN LƯU LƯỢNG KHÍ NẠP
E 55.KIỂM TRA CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ NƯỚC LÀM MÁT ĐỘNG CƠ
26.TIẾN HÀNH THỬ MÔ PHỎNG
a.Khi quay khởi động động cơ, kiểm tra xem tiếng kêu chỉ ra rằng bánh răng chủ động máy khởi động đang lao ra, và kiểm tra rằng bánh răng chủ động của máy khởi động không quay tự do
Kết quả:
Triệu chứng hư hỏng | Khu vực nghi ngờ | Chuyển đến |
---|---|---|
Tiếng kêu chỉ ra rằng bánh răng chủ động máy khởi động và bánh răng chủ động của máy khởi động không quay tự do.*1 |
·Ắc quy ·Lực ma sát của động cơ quá lớn ·Máy khởi động |
A |
Tiếng kêu chỉ ra rằng bánh răng chủ động máy khởi động và bánh răng chủ động của máy khởi động quay tự do. |
·Cụm đĩa dẫn động và vành răng*2 ·Bánh đà*3 ·Máy khởi động |
B |
Không nghe thấy tiếng kêu chỉ ra rằng bánh răng chủ động máy khởi động đang lao ra |
·Ắc quy ·Máy khởi động ·Hệ thống khởi động |
C |
GỢI Ý:
*1: Ắc quy có thể đã hết điện hoặc có thể là ma sát của động cơ quá lớn.
*2: cho xe có hộp số vô cấp
*3: cho xe có hộp số thường
A 27.KIỂM TRA ẮC QUY
B 29.KIỂM TRA CỤM MÁY KHỞI ĐỘNG (BÁNH RĂNG CHỦ ĐỘNG MÁY KHỞI ĐỘNG)
C 35.KIỂM TRA ẮC QUY
27.KIỂM TRA ẮC QUY
a.Kiểm tra ắc quy.
Kết quả:
Chuyển đến |
---|
OK |
NG |
OK 28.KIỂM TRA CỤM ĐỘNG CƠ
NG NẠP LẠI HOẶC THAY THẾ ẮC QUY
28.KIỂM TRA CỤM ĐỘNG CƠ
a.Chắc chắn rằng trục khuỷu quay êm khi quay trục bằng tay.
OK:Trục khuỷu quay êm.
GỢI Ý:
·Lực ma sát động cơ quá lớn có thể xuất hiện tạm thời. Hãy tháo nắp quy lát và cácte dầu, và kiểm tra xem có vật thể lạ như hạt kim loại không. Nếu có hư hỏng hoặc có dấu hiệu hư hỏng, thì tiến hành kiểm tra cụ thể bằng cách tháo rời tất cả các chi tiết.
·Thực hiện việc "Kiểm tra sau sửa chữa" sau khi sửa chữa hoặc thay cụm động cơ.
Kết quả:
Chuyển đến |
---|
OK |
NG |
OK KIỂM TRA CỤM MÁY KHỞI ĐỘNG
NG SỬA CHỮA HOẶC THAY THẾ CỤM ĐỘNG CƠ
29.KIỂM TRA CỤM MÁY KHỞI ĐỘNG (BÁNH RĂNG CHỦ ĐỘNG MÁY KHỞI ĐỘNG)
a.Tháo máy khởi động.
b. Kiểm tra sự mòn hoặc hỏng bánh răng chủ động của máy khởi động.
OK:Không bị mòn hoặc bị hư hỏng.
Kết quả:
Kết quả | Chuyển đến |
---|---|
NG | A |
OK (cho xe có hộp số vô cấp) | B |
OK (cho xe có hộp số thường) | C |
A THAY THẾ CỤM MÁY KHỞI ĐỘNG
B THAY THẾ ĐĨA DẪN ĐỘNG VÀ VÀNH RĂNG
C KIỂM TRA BÁNH ĐÀ
30.KIỂM TRA CẢM BIẾN LƯU LƯỢNG KHÍ NẠP
a.Kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp.
Kết quả:
Chuyển đến |
---|
OK |
NG |
OK 31.KIỂM TRA HỆ THỐNG NẠP
NG 40.KIỂM TRA DÂY ĐIỆN VÀ GIẮC NỐI (CẢM BIẾN LƯU LƯỢNG KHÍ NẠP - ECM)
TIẾP THEO >>> QUY TRÌNH SỬA CHỮA MÃ LỖI P1604 CODE (PHẦN 2)